Luật sư tư vấn giỏi. Tư vấn pháp luật là nhu cầu sử dụng các dịch vụ pháp lý do luật sư cung cấp đang ngày một tăng lên tại Việt trong những năm gần đây. Tuy nhiên, hầu hết mọi người không biết cách làm thế nào để tìm được một luật sư đáng tin cậy, chuyên nghiệp khi họ cần. Trên thực tế, một tỷ lệ không nhỏ những người đã từng thuê luật sư tại Việt Nam không hài lòng với luật sư mà mình đã thuê, nhiều người còn rơi vào cảnh “tiến thoái lưỡng nan” sau khi đã ký hợp đồng thuê luật sư, thậm chí có người còn nghĩ đến việc kiện chính luật sư của mình để đòi lại tiền thù lao đã trả.
Việc tìm một luật sư đáng tin cậy, người có thể giúp đỡ hiệu quả đối với các vấn đề pháp lý cụ thể của bạn có thể không dễ dàng. Đừng nghĩ rằng bạn có thể tìm được một luật sư tốt bằng cách đơn giản là chỉ tìm kiếm trong sổ điện thoại hoặc đọc một quảng cáo. Không có đủ thông tin trong các nguồn đó để giúp bạn đưa ra một quyết định khôn ngoan. Thực hiện theo các bước sau đây sẽ giúp bạn có thể tìm được một luật sư đáng tin cậy và chuyên nghiệp.
1. Luật sư không hứa trước về kết quả vụ việc.
Khi cần phải tìm cho mình một luật sư, hầu hết chúng ta đều nghĩ ngay đến việc tìm một luật sư tư vấn giỏi. Nhưng thế nào là một Luật sư tư vấn giỏi thì ngay cả nội bộ giới luật sư cũng chưa thể đưa ra được một câu trả lời thống nhất. Điều này một phần do lịch sử hình thành và phát triển của nghề luật sư tại Việt Nam chưa dài, phần khác do trong đội ngũ luật sư hiện nay của Việt Nam có sự khác nhau rất lớn về trình độ, bằng cấp chuyên môn, kinh nghiệm, hiểu biết xã hội và quan điểm, triết lý hành nghề. Có luật sư sẵn sàng đương đầu với các thế lực để giành lại công lý cho thân chủ, trong khi có luật sư chỉ lấy việc “chạy”, cốt sao kiếm được nhiều tiền làm triết lý hành nghề. Tuy nhiên, bằng trực giác và sự nhạy cảm của mình, bạn có thể biết được một luật sư có đáng tin cậy, chuyên nghiệp hay không sau một vài lần tiếp xúc, trao đổi công việc với anh ta.
Rất nhiều người từ trước tới nay chưa từng làm việc với một luật sư, do đó họ không biết kỳ vọng những gì từ một luật sư. Trước hết và quan trọng nhất, bạn nên kỳ vọng ở luật sư sự thẳng thắn, lời tư vấn trung thực. Luật sư của bạn nên chỉ ra cho bạn những điểm mạnh và điểm yếu đối với tư cách của bạn trong vụ việc và giúp bạn có một cái nhìn thực tế, khách quan về kết quả tiềm năng. Trong quá trình cung cấp dịch vụ, luật sư phải thường xuyên thông báo tình hình, kết quả giải quyết cho bạn và gửi cho bạn bản sao các văn bản liên quan đến vụ việc của bạn. Nếu một luật sư cam kết, đảm bảo về một kết quả giải quyết vụ việc của bạn, hãy chọn một luật sư khác. Quy tắc đạo đức nghề nghiệp của luật sư không cho phép luật sư đảm bảo, cam kết về kết quả giải quyết một vụ việc cụ thể, do đó, hãy cảnh giác nếu điều này xảy ra. Bởi lẽ, chỉ co thẩm phán mới là người ra phá quyết cuối cùng, mặt khác bản thân thẩm phán cũng không phải thích tuyên như thế nào thì tuyên vì còn có Viện kiểm sát, còn có cơ quan công an và các cơ quan thanh tra chuyên ngành khác. Án tại hồ sơ. Việc hứa hẹn chỉ có ở những ” Cò” chạy án mà thôi.
2. Thông qua sự giới thiệu của bạn bè, hay người quen?
Người Việt Nam rất hay dự vào những mối quan hệ quen biết. Nhưng chưa chắc người quen của bạn bè giới thiệu cho bạn một luật sư thực sự giỏi. Giỏi hay không phải qua sự cảm nhận của bạn đối với luật sư đó. Cách họ ứng xử, nói năng, giao tiếp… và cũng đừng thấy họ còn trẻ cũng như văn phòng của họ không được khang trang lắm mà đánh giá thấp năng lực của họ. Có thể gừng càng già càng cay nhưng cũng có thể già đó nhưng trong đầu chẳng có gì. Bạn quyết định thuê luật sư khi bạn đã trực tiếp gặp, trò chuyện, thảo luận với luật sư đó về vụ việc của bạn, và hãy xem bạn có cảm thấy cảm thấy thoải mái khi làm việc với luật sư đó hay không.
3. Thông qua gặp gỡ trực tiếp một vài luật sư
Cuộc nói chuyện trực tiếp đầu tiên với một luật sư mà bạn đang xem xét việc thuê là vô cùng quan trọng. Khi đi gặp luật sư, hãy mang theo bạn tất cả các tài liệu và thông tin khác liên quan đến vấn đề của bạn. Hãy chuẩn bị một danh sách các câu hỏi khi bạn đến gặp luật sư – chẳng hạn như: luật liên quan đến vụ việc của bạn thuộc chuyên ngành luật gì? Kết quả giải quyết thực tế có thể sẽ ra sao? Quan điểm của luật sư về phương thức xử lý vụ việc của bạn là gì? Luật sư đề xuất một phương án tấn công hay ôn hòa, thận trọng? Hãy xem xét mức độ thoải mái của bạn khi gặp luật sư và khả năng tương thích về cá tính. Bạn có được một cảm giác tin tưởng đối với luật sư hay không? luật sư có vẻ hiểu biết về những gì cô ta hoặc anh ta đã nói không? luật sư có vẻ tự tin, hiểu biết về vụ việc, lĩnh vực liên quan đến vụ việc của bạn hay không? Bạn không nên quyết định việc thuê ngay luật sư đầu tiên mà bạn gặp. Hay cố gắng thu xếp cuộc gặp với ít nhất hai luật sư, sau đó hãy quyết định bạn sẽ chọn luật sư nào.
4. Nhân cách của luật sư như thế nào?
Hãy dành sự quan tâm đặc biệt đến triển vọng quan hệ cá nhân giữa bạn và luật sư của bạn. Bất kể là luật sư đó có kinh nghiệm thế nào hoặc được người khác ca tụng ra sao, nếu bạn cảm thấy khó chịu, không thoải mái khi gặp gỡ, làm việc với luật sư đó trong một hai lần gặp đầu tiên, bạn sẽ không bao giờ có được một mối quan hệ khách hàng- luật sư lý tưởng. Hãy tin tưởng vào trực giác, bản năng của bạn và tìm kiếm một luật sư có sự tương thích với cá tính riêng của bạn. Tất nhiên là cũng cần phải đánh giá thêm về các mặt khác như: kinh nghiệm của luật sư, mối quan hệ cá nhân, khả năng tiếp cận (luật sư còn thời gian để tiếp nhận vụ việc của bạn hay không).
5. Ai sẽ là người trực tiếp?
Ai sẽ là người trực tiếp đảm nhận công việc của bạn? Bạn cần phải gặp người đó. Hãy hỏi họ luật sư cụ thể nào của họ sẽ là người trực tiếp giải quyết vụ việc của bạn và đề nghị họ cho bạn gặp gỡ trực tiếp với luật sư đó. Có thể người đứng đầu tổ chức hành nghề luật sư mà bạn đã tiếp xúc là một luật sư đáng tin cậy, theo bạn cảm nhận, nhưng luật sư được phân công trực tiếp giải quyết vụ việc lại không có được niềm tin ở bạn khi tiếp xúc hoặc ngược lại. Trong trường hợp này, bạn hãy yêu cầu được lựa chọn luật sư mà bạn tin tưởng hơn làm luật sư của bạn vì xét cho cùng, luật sư của bạn là luật sư trực tiếp giải quyết vụ việc cho bạn, chứ không phải tổ chức hành nghề luật sư nơi luật sư đó hành nghề.
Luật sư tư vấn giỏi CẦN CÓ ĐIỀU GÌ?
Để trở thành một Luật sư tư vấn giỏi, ngoài những kiến thức pháp lý (luật nội dung- luật hình thức), người Luật sư còn cần phải có những kỹ năng nghề nghiệp vững chắc.
I. Những yếu tố để trở thành một luật sư tư vấn giỏi:
1. Đạo đức nghề nghiệp:
Là một luật sư nói riêng và người làm trong lĩnh vực pháp luật nói chung thì nhất thiết bạn phải có đạo đức – chính trị tốt, luôn trung thành với sự thật. Người ta vẫn ví những người làm trong lĩnh vực tư pháp là những người có thể đổi trắng thay đen, biến một người có tội nặng thành tội nhẹ, tội nhẹ thành vô tội và ngược lại. Cũng có câu ví luật sư tư vấn như những con rắn có cái lưỡi không xương uốn éo sẵn sàng giối trá. Câu nói này xuất phát từ hiện tượng có không ít người đã vì lợi ích cá nhân mà dám bóp méo sự thật. Những người như vậy không sớm thì muộn cũng sẽ bị pháp luật trừng trị. Nghề nào cũng cần phải có đạo đức nghề nghiệp, tuy nhiên nghề luật là nghề cần thiết hơn cả. Sự trung thực với sự thật, trung thành với luật pháp của những người luật sư sẽ góp phần làm cho xã hội trong sạch hơn.
2. Kỹ năng giao tiếp, thuyết phục, giải quyết vấn đề:
Người ta vẫn thường hay gọi luật sư là các thầy cãi cũng bởi nghề luật là nghề nói, nghề cãi. Vì vậy kỹ năng giao tiếp cũng như kỹ năng thuyết phục, diễn giải vấn đề 1 cách khúc chiết luôn là những kỹ năng quan trọng nhất. Hãy thử tưởng tượng xem, trong 1 phiên tòa mà vị luật sư bảo hộ cứ nói ấp a ấp úng, diễn đạt lủng củng, không rành mạch… thì liệu thân chủ của anh ta có bao nhiêu phần trăm thắng cuộc? Để có được những kỹ năng này, bạn cần phải chịu khó rèn luyện ngay từ bây giờ. Hãy tập nói 1 mình trước gương hay cùng 1 vài người bạn tập hợp lại để tranh luận về một vấn đề cùng quan tâm. Bạn cũng có thể tham gia các khóa học về kỹ năng giao tiếp, thuyết trình. Một điều nữa là trước khi diễn thuyết, bạn nên tìm hiểu thật kỹ vấn đề mình sẽ nói, lên dàn bài cho nội dung mình sẽ nói…
3. Tư duy phân tích, tổng hợp, phán đoán, và tư duy logic:
Bạn cần phân tích các hành vi xảy ra trong vụ kiện, sau đó xâu chuỗi tất cả những hành vi này thành một hệ thống, thấy đâu là nguyên nhân, là điều cốt lõi của vụ kiện hay là một cánh cửa mở để đi theo nó mà thu thập thông tin tiếp. Tất cả những sự tư duy này luôn phải đảm bảo nguyên tắc logic chứ không thể đem cách suy nghĩ cảm tính vào được. Sự hiểu biết về tâm lý con người nói chung và tâm lý tội phạm nói riêng cũng sẽ giúp cho những luật sư dễ dàng tìm ra nguyên nhân của những hành vi phạm tội.
4. Ngoại ngữ:
Bên cạnh những điều kiện, kỹ năng trên, bạn cũng cần phải có trình độ ngoại ngữ tốt để có thể làm việc tốt trong thời đại hội nhập ngày nay. Là một luật sự giỏi, bạn hoàn toàn có thể tham gia vào các vụ kiện tụng mang tính chất quốc tế hay các vụ kiện tụng có sự tham gia của người nước ngoài ở Việt Nam. Những vụ như vậy sẽ đem lại cho bạn rất nhiều kinh nghiệm cũng như một khoản thù lao không nhỏ đó. Đừng để rào cản ngôn ngữ mà hạn chế khả năng, cơ hội của mình.
III. Một số gương mặt luật sư tiêu biểu trong và ngoài nước: