Bạn có hay tự hỏi mình rằng: Luật sư làm việc như nào? Điều gì khiến họ có thể giải quyết nhiều vụ việc cùng lúc? Thẩm phán đi đến phán quyết cuối cùng ra sao? Trợ lý Luật sư sẽ giải quyết công việc như thế nào để giúp khách hàng đạt được kết quả họ muốn nhanh nhất? Và câu hỏi mấu chốt là làm thế nào bạn có thể trở thành một người giống như họ trong 3 năm hay 5 năm tới, đẩy nhanh con đường phát triển sự nghiệp của bạn.
Thật tuyệt vời khi bạn có những trăn trở, băn khoăn như vậy. Đây cũng là cơ hội rất tốt để BLMP giúp bạn có nhận thức đúng về “Tư duy pháp lý”, chúng tôi gọi đó là “vũ khí” của những người hành nghề Luật. Đảm bảo một điều, khi bạn đã thành thạo nó, bạn sẽ trở nên vô cùng “nguy hiểm”.
Trước tiên, cần phải đặt ngược lại câu hỏi, Tư duy pháp lý ở đây là gì? (Ồ, bạn lại vừa học được kĩ năng đặt câu hỏi ngược rồi đó).
Tư duy là một hoạt động nhận thức của con người,Tư duy pháp lý là một loại hình của tư duy – Tư duy chuyên nghiệp của Luật gia, vì vậy nó cũng cần phải tuân thủ đầy đủ những quy Luật cơ bản của tư duy logic hình thức, như quy Luật đồng nhất, quy Luật không mâu thuẫn, quy Luật lý do đầy đủ.
Tư duy pháp lý luôn gắn liền với hoạt động của mỗi chủ thể, đặt trong bối cảnh, hoàn cảnh, thời điểm xác định, vì vậy nó còn chịu tác động và nằm trong mối liên hệ qua lại với thực tại xã hội. Nó đa dạng và biến đổi, phát triển không ngừng.
Nói gọn lại, bạn cần hiểu rằng TDPL là cách thức suy nghĩ của Luật sư (hay bất kì những người nào làm việc trong ngành Luật) để tìm ra giải pháp cho một vụ việc với Luật lệ. Bạn biết đấy, đó có thể là là một vụ án tranh chấp, vụ án hình sự, hay một vấn đề về Luật lệ cần phải giải quyết hay yêu cầu xác nhận…
Tư duy pháp lý là nhìn nhận, sắp đặt sự việc thành một chuỗi logic và rồi tìm ra giải pháp giải quyết, và nếu như không tìm được, thì phải tạo ra nó. (mục tiêu chung, bạn biết đó, là phải giải quyết được yêu cầu của khách hàng, trừ khi đó là điều bất khả thi).
Phải liên tục đặt câu hỏi để có được giải pháp, và chúng ta thống nhất gọi đó là “Câu hỏi pháp lý”. Thí dụ, một vụ hối lộ được đem ra xét xử thì vấn đề pháp lý của nó là: quà biếu được đưa trước hay sau khi có giấy phép? và giá trị món quà là bao nhiêu? Đúng chứ.
Hãy tưởng tượng, khi khách hàng ( hay bất kì ai) đưa đến cho bạn một vụ việc mà họ đã làm hay định hỏi ý kiến của bạn. Vụ việc họ hỏi thì đối với Luật sư đó là vấn đề pháp lý. Cũng như khi bạn học ở trường đại học, vấn đề này sẽ tạo ra nhiều câu hỏi liên quan đến Luật và đó được gọi là câu hỏi pháp lý.
Bạn sẽ biết điều này ngay cả khi bạn chưa hề làm công việc liên quan đến Luật, Câu hỏi pháp lý thường được đặt ra khi bạn tìm cách giải quyết một vụ tranh chấp hay một vấn đề pháp lý. Một câu hỏi hay một vấn đề pháp lý thường có ba yếu tố và nó thường là một cuộc tranh chấp giữa hai bên. Vd: một phụ nữ bị chồng đánh tìm đến bạn nhờ tư vấn, vậy phải đối xử với ông ta như thế nào? Ly hôn được không? Vụ việc đó là một vấn đề hay một câu hỏi pháp lý đối với ban. Nó có 3 yếu tố:
1 Ông chồng hay đánh đập vợ Sự kiện
2 Bị đánh đập thì ly hôn được không hay đi thưa về tội hành hạ người khác nếu muốn con cái vẫn có cha Luật pháp điều chỉnh
3 Suy nghĩ để chọn thưa tội nào; tức là áp dụng Luật nào? Sự chọn lựa Luật điều chỉnh
Chúng tôi sẽ đưa ra một ví dụ khác đẻ bạn có thể hình dung rõ nét hơn, bạn vẫn tập trung chứ? Tuyệt. Chúng ta tiếp tục nào.
Ví dụ 2: Một nhân viên đi giao hàng của công ty mình cho một cửa hàng bán lẻ. Trên đường đi người này ghé vào một tiệm sách và bị thương vì xe đụng trên dường từ tiệm sách cửa hàng bán lẻ. Vậy có thể áp dụng Luật lao động không và nạn nhân có được coi là bị tai nạn lao động không?
Ta phân tích 3 yếu tố nằm trong câu hỏi pháp lý:
1 Nhân viên đi giao hàng công ty cho một cửa hàng bán lẻ; trên đường ghé tiệm sách; bị thương vì đụng xe trên đường từ tiệm sách đến cửa hàng bán lẻ Sự kiện
2 Có thể dựa trên Luật lao động không Luật áp dụng
3 Nạn nhân có được coi là tai nạn lao động không Câu hỏi pháp lý
Bạn thấy điều gì đặc biệt ở đây không? ở ví dụ trên, bạn sẽ nhận ra sự kiện quan trọng nhất là “bị thương vì đụng xe khi đi từ tiệm sách đến cửa hàng bán lẻ”. Vì sao?? Chúng ta nói được như thế vì chúng ta đã suy nghĩ đã phân tích và so sánh với các sự kiện khác. Sự kiện quan trọng nhất kia được gọi là sự kiện mấu chốt. Hai sự kiện còn lại là sự kiện phụ thuộc (sự kiện phụ).
Trong TDPL người ta xem xét các sự kiện khác nhau trong vụ việc để tìm ra SKMC. Từ SKMC người ta sẽ đặt được câu hỏi pháp lý và nó sẽ được gọi là Câu hỏi mấu chốt. Nhìn chung thì Tư duy pháp lý ở đây được cụ thể hóa bằng công việc phân tích các sự kiên, hầu kết nối với, hay áp chúng vào, các điều khoản của Luật pháp. Cốt lõi của tư duy pháp lý là tìm ra các câu hỏi pháp lý, trong đó, câu hỏi mấu chốt và câu hỏi phụ thuộc; nhưng để có các câu hỏi đó thì phải tìm ra các sự kiện đã xảy ra và ấn định cái nào là cái chính, cái nào là cái phụ. Nó là một chuỗi các công việc được gọi là các giai đoạn. Mỗi giai đoạn có các bước đi.
Xem này, vụ việc giống như cái xoong méo. Một khi bị giao cái xoong méo, bạn phải dùng TDPL gõ nó phẳng ra để có thể lấy lại cái nắp đậy. Cái xoong là vụ việc, cái nắp là Luật điều chỉnh. TDPL giống như cái búa nhỏ bạn dùng để gõ xoong. Khi nắp úp vào xoong được là bạn giải quyết được vụ án. Tuy nhiên, giải pháp đề nghị của bạn lại không phải bị đối phương bác bỏ (tức là người tranh chấp với thân chủ của bạn cùng Luật sư của họ).
TDPL có một đặc điểm là khi khách hàng đến hỏi bạn, nhưng để trả lời họ thì trong đầu mình, bạn lại phải đặt ra các câu hỏi. Hỏi mình được, bạn mới có câu trả lời cho khách hàng! Xin nhớ nằm lòng điều này: TDPL là luôn đặt câu hỏi.
Mục đích lớn nhất của việc đặt câu hỏi đó là
Thứ nhất: hỏi để kiểm tra, để vặn vẹo một điều nào đó vừa được đưa ra để biết chắc nó đúng hay không? Này anh mày còn nợ tiền tao đấy nhé. Đấy là một điều bạn vừa đặt ra. Cô bạn sẽ hỏi tiếp: Có bằng chứng không?. Bạn đưa ra giấy tờ tiếp. Cô ta sẽ hỏi tiếp: Có thiệt giấy đó là của anh tao không? Bạn thấy đấy, các câu hỏi được đưa ra liên tiếp là để xác minh món nợ có thật hay không. Do vậy, trong TDPL khi tìm ra CHMC thì câu đó sẽ bị vặn vẹo bằng các câu hỏi khác để đứng vững hay bị bác bỏ.
Thứ hai là, hỏi để nắm rõ. Nếu bạn nói: “Anh Ba và Cô Lan là vợ chồng” tức là bạn dùng một câu ở thể xác định – thì khi ấy, bạn chỉ nhìn nhận một sự thật, một sự kiện, và bạn không phải suy nghĩ gì thêm sau đó. Thế nhưng nếu bạn hỏi: “Anh Ba và Cô Lan có là một đôi vợ chồng hay không?” thì bạn vừa nêu một câu hỏi, và bạn sẽ phải đi tìm câu trả lời. ĐIỀU NÀY KHIẾN BẠN CẦN TƯ DUY thêm rằng họ có lập hôn thú không, ngày nào, ở đâu … lúc nào thì bạn nêu câu hỏi kia?
Bạn thấy điều gì chưa? Đây mới chỉ là một khía cạnh nhỏ trong tư duy pháp lý, và trong bài viết này chúng tôi chỉ đi sâu vào cách đặt câu hỏi để làm rõ vấn đề, những vấn đề khác liên quan, chúng tôi sẽ gửi đến bạn ở các bài viết sau ( nếu muốn nhận nhiều thông tin hơn nữa, bạn hãy đăng kí bằng cách điền thông tin ở dưới trang website).
Thay đổi được tư duy sẽ thay đổi cách làm việc, tiếp cận vấn đề, đó chính là sứ mệnh của BLMP, thiết lập môi trường đào tạo sát với thực tế, mục tiêu giúp học viên thay đổi nhận thức, có được những kĩ năng thiết yếu, giúp học viên đạt được một công việc như ngay sau khi rời khỏi giảng đường Đại học và quan trọng là…
Theo blmanpower.vn