Tư vấn pháp luật về tranh chấp đất đai, Quan hệ pháp luật đất đai được đánh giá là quan hệ pháp luật phức tạp khi giải quyết vì có những sự ràng buộc như: cha con, họ hàng, anh chị em, bạn bè… với những giấy tờ mua bán viết tay rất dễ xảy ra tranh chấp.
Công ty tư vấn Luật cung cấp dịch vụ tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai, nhà ở, bất động sản cho các doanh nghiệp, tổ chức cá nhân uy tín.
I. Cơ sở pháp lý:
+ Luật Đất đai 2003
+ Luật đất đai 2013
+ Nghị định 43/2014/NĐ-CP của Chính Phủ quy định chi tiết thi hành một số điều luật của luật đất đai
+ Bộ luật Dân sự số 33/2005/QH11
+ Bộ luật Dân sự 2015
+ Bộ luật hình sự 1999, sửa đổi bổ sung 2009.
+ Bộ luật hình sự 2015
II. Tư vấn pháp luật về tranh chấp đất đai:
Vấn đề 1: Tranh chấp đất đai về quyền sử dụng đất
Tại Điều 203 Bộ luật tố tụng dân sự. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai
Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau:
1. Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;
2. Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:
a) Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này;
b) Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự;
3. Trường hợp đương sự lựa chọn giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền thì việc giải quyết tranh chấp đất đai được thực hiện như sau:
a) Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;
b) Trường hợp tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;
4. Người có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai tại khoản 3 Điều này phải ra quyết định giải quyết tranh chấp. Quyết định giải quyết tranh chấp có hiệu lực thi hành phải được các bên tranh chấp nghiêm chỉnh chấp hành. Trường hợp các bên không chấp hành sẽ bị cưỡng chế thi hành.
Như vậy, tranh chấp đất đai giữa cá nhân với cá nhân sẽ được tiến hành hòa giải tại tòa, nếu hòa giải không thành thì bên khởi kiện sẽ trực tiếp Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự
– Với trường hợp đồng sở hữu đất đai, hiện nay pháp luật công nhận sở hữu chung, mọi người có quyền và nghĩa vụ ngang nhau đối với phần sở hữu chung.
Điều 223. Định đoạt tài sản chung (Bộ luật dân sự năm 2005 )
1. Mỗi chủ sở hữu chung theo phần có quyền định đoạt phần quyền sở hữu của mình theo thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật.
2. Việc định đoạt tài sản chung hợp nhất được thực hiện theo thoả thuận của các chủ sở hữu chung hoặc theo quy định của pháp luật.
3. Trong trường hợp một chủ sở hữu chung bán phần quyền sở hữu của mình thì chủ sở hữu chung khác được quyền ưu tiên mua. Trong thời hạn ba tháng đối với tài sản chung là bất động sản, một tháng đối với tài sản chung là động sản, kể từ ngày các chủ sở hữu chung khác nhận được thông báo về việc bán và các điều kiện bán mà không có chủ sở hữu chung nào mua thì chủ sở hữu đó được quyền bán cho người khác.
Trong trường hợp bán phần quyền sở hữu mà có sự vi phạm về quyền ưu tiên mua thì trong thời hạn ba tháng, kể từ ngày phát hiện có sự vi phạm về quyền ưu tiên mua, chủ sở hữu chung theo phần trong số các chủ sở hữu chung có quyền yêu cầu Toà án chuyển sang cho mình quyền và nghĩa vụ của người mua; bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường thiệt hại.
4. Trong trường hợp một trong các chủ sở hữu chung từ bỏ phần quyền sở hữu của mình hoặc khi người này chết mà không có người thừa kế thì phần quyền sở hữu đó thuộc Nhà nước, trừ trường hợp sở hữu chung của cộng đồng thì thuộc sở hữu chung của các chủ sở hữu chung còn lại
Vấn đề 2: Mua bán đất đai năm 2003
“Điều 126. Trình tự, thủ tục chuyển đổi quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân (Luật đất đai năm 2003)
1. Việc nộp hồ sơ chuyển đổi quyền sử dụng đất được quy định như sau:
a) Hồ sơ chuyển đổi quyền sử dụng đất nộp tại Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất để chuyển cho văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất;
b) Hồ sơ chuyển đổi quyền sử dụng đất gồm hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân phải có chứng thực của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất hoặc chứng nhận của công chứng nhà nước.”
Như vậy, với trường hợp mua bán đất năm 2003, vẫn phải tiến hành thông qua hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và phải được công chứng. Nếu không công chứng, đương nhiên hợp đồng sẽ vô hiệu về hình thức và hai bên hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.
Vấn đề 3: Tranh chấp đất đai thừa kế
– Theo quy định tại điều 675 Bộ luật Dân sự số 33/2005/QH11 trường hợp của bạn sẽ được chia theo pháp luật:
1. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong những trường hợp sau đây:
a) Không có di chúc;
b) Di chúc không hợp pháp
– Khi đó, phần di sản thừa kế là phần đất để lại không có di chúc sẽ được chia cho những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất . Phần di sản được thừa kế được chia theo quy định tại điều 676 Bộ luật dân sự 2005:
1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
Như vậy, khi phân chia di sản thừa kế giữa các thành viên, các thành viên sẽ được phân chia các phần bằng nhau
» Tư vấn luật đất đai qua điện thoại trực tuyến
III. Dịch vụ tư vấn đại diện giải quyết tranh chấp đất đai
Nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng theo đúng các quy định của pháp luật, Chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn liên quan đến quan hệ pháp luật đất đai như sau:
– Tư vấn giải quyết tranh chấp tài sản liên quan đất đai:
Tranh chấp tài sản thừa kế là đất đai – nhà ở, tranh chấp chia tài sản chung là đất đai, nhà ở trong thời kỳ hôn nhân hoặc theo quan hệ hợp đồng;
– Tư vấn, đại diện giải quyết tranh chấp đất đai, khiếu kiện trong các vụ việc hành chính về đất đai như giao đất, hỗ trợ bồi thường tái định cư khi thu hồi đất, nhà ở;
– Tư vấn giải quyết tranh chấp hợp đồng về đất đai – nhà ở: hợp đồng chuyển nhượng, chuyển đổi, tặng cho, thế chấp nhà ở, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất;
– Tư vấn tranh chấp về góp vốn bằng quyền sử dụng đất vào doanh nghiệp;
– Giải quyết tranh chấp về hoạt động đầu tư kinh doanh bất động sản;
– Đại diện giải quyết tranh chấp đất đai: thực hiện các thủ tục khởi kiện về tranh chấp về các hợp đồng về đất đai, nhà ở, tranh chấp thừa kế đất đai tại tòa án nhân dân.
Hình thức tư vấn, đại diện giải quyết tranh chấp đất đai, nhà ở:
– Tư vấn pháp luật trong tất cả các giai đoạn liên quan đến đất đai
– Tư vấn pháp luật đất đai theo vụ việc, tư vấn thường xuyên theo hợp đồng dài hạn cho các cá nhân, tổ chức kinh doanh bất động sản về việc giải quyết những tranh chấp đất đai, nhà ở;
– Tham gia tố tụng với tư cách là luật sư, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các cá nhân, tổ chức là nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trong các vụ án tranh chấp đất đai, nhà ở;
– Đại diện giải quyết tranh chấp đất đai theo ủy quyền hoặc tham gia tố tụng, tiến hành điều tra, xác minh hồ sơ địa chính ở các cấp có thẩm quyền, thu thập tài liệu chứng cứ cho các cá nhân, tổ chức là nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trong các vụ án tranh chấp về đất đai – nhà ở trước cơ quan tòa án.
» Tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai
» Tại sao cần phải tư vấn pháp luật về đất đai?
Tư vấn pháp luật tranh chấp đất đai: