Đặc điểm các loại hình doanh nghiệp Việt Nam gồm: Doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh, công ty liên doanh, công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài.
1. Doanh nghiệp tư nhân
Đặc điểm của doanh nghiệp tư nhân:
1.1. Thứ nhất, doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân bỏ vốn ra thành lập và đầu tư: Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp mà tất cả tài sản thuộc về một chủ sở hữu duy nhất; người chủ này là một cá nhân, một con người cụ thể. Cá nhân này vừa là người sử dụng tài sản, đồng thời cũng là người quản lý hoạt động của doanh nghiệp tư nhân.
1.2. Thứ hai, vốn của doanh nghiệp tư nhân do chủ doanh nghiệp tư nhân tự khai, chủ doanh nghiệp có nghĩa vụ khai báo chính xác tổng số vốn đầu tư, trong đó nêu rõ: số vốn bằng tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng và các tài sản khác.
1.3. Thứ ba, chủ doanh nghiệp tư nhân phải chịu trách nhiệm vô hạn về mọi khoản nợ đến hạn của doanh nghiệp.
1.4. Thứ tư, doanh nghiệp tư nhân không được phát hành chứng khoán để huy động vốn trong kinh doanh.
1.5. Thứ năm, doanh nghiệp tư nhân là loại hình doanh nghiệp không có tư cách pháp nhân.
2. Doanh nghiệp nhà nước
Doanh nghiệp nhà nước là tổ chức kinh tế nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ hoặc có cổ phần, vốn góp chi phối, được tổ chức dưới hình thức công ty nhà nước, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn.
Đặc điểm của doanh nghiệp Nhà nước:
2.1. Đặc điểm thứ nhất, doanh nghiệp nhà nước là một tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân.
2.2. Đặc điểm thứ hai, doanh nghiệp nhà nước có thẩm quyền kinh tế bình đẳng với các doanh nghiệp khác và hạch toán kinh tế độc lập trong phạm vi vốn do nhà nước quản lý.
2.3. Đặc điểm thứ ba, hình thức tổ chức của doanh nghiệp nhà nước.
Doanh nghiệp nhà nước được tổ chức dưới các hình thức sau: Công ty nhà nước, công ty cổ phần nhà nước, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn có 2 thành viên trở lên.
3. Hợp tác xã
Đặc điểm của hợp tác xã:
3.1. Hợp tác xã là một tổ chức kinh tế. Hợp tác xã được thành lập để tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. Lợi nhuận là mục tiêu quan trọng nhất trên cơ sở nguyên tắc bình đẳng về quyền và nghĩa vụ như tất cả mọi loại hình doanh nghiệp khác. Mục tiêu lợi nhuận dễ dàng đạt được hơn khi có nhiều cá nhân chung vốn, góp sức tiến hành các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
3.2. Hợp tác xã do cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân thành lập (gọi chung là xã viên).
– Đối với cá nhân phải là công dân Việt Nam từ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Cán bộ, công chức được tham gia hợp tác xã với tư cách là xã viên theo quy định của Điều lệ hợp tác xã nhưng không được trực tiếp quản lý, điều hành hợp tác xã .
– Đối với hộ gia đình, hộ gia đình mà các thành viên có tài sản chung cùng đóng góp công sức để họat động kinh tế chung trong hoạt động sản xuất nông lâm, ngư nghiệp hoặc một số lĩnh vực sản xuất, kinh doanh khác do pháp luật quy định là chủ thể quan hệ pháp luật khi tham gia.
– Đối với pháp nhân, pháp nhân có thể trở thành xã viên của hợp tác xã theo quy định của Điều lệ hợp tác xã. Khi tham gia hợp tác xã, pháp nhân phải cử người đại diện có đủ điều kiện như đối với các cá nhân tham gia.
3.3. Nười lao động tham gia hợp tác xã vừa góp vốn vừa góp sức.
– Góp vốn là việc xã viên Hợp tác xã khi tham gia hợp tác xã phải góp vốn tối thiểu là số tiền hoặc giá trị tài sản, bao gồm cả giá trị quyền sử dụng đất, quyền sở hữu các phát minh, sáng chế, bí quyết kỹ thuật và các loại giấy tờ có giá khác được quy ra tiền mà xã viên bắt buộc phải góp khi gia nhập hợp tác xã.
– Góp sức là việc xã viên tham gia xây dựng hợp tác xã dưới các hình thức trực tiếp quản lý, lao động sản xuất, kinh doanh, tư vấn và các hình thức tham gia khá
3.4. Hợp tác xã là tổ chức có tư cách pháp nhân, tự chịu trách nhiệm trong phạm vi vốn điều lệ.
4. Công ty cổ phần
Đặc điểm của công ty cổ phần:
4.1. Thứ nhất, về vốn của công ty. Vốn điều lệ của công ty được chia thành nhiều phần bằng nhau hoặc gọi là cổ phần. Mỗi cổ phần được thể hiện dưới dạng văn bản (chứng chỉ do công ty phát hành), bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử xác nhận quyền sở hữu một hoặc một số cổ phần của công ty gọi là cổ phiếu. Giá trị mỗi cổ phần gọi là mệnh giá cổ phiếu. Một cổ phiếu có thể phản ánh mệnh giá của một hay nhiều cổ phần. Việc góp vốn vào công ty được thực hiện bằng việc mua cổ phần. Mỗi cổ đông có thể mua nhiều cổ phần.
4.2. Thứ hai, về thành viên của công ty. Trong suốt quá trình hoạt động ít nhất phải có ba thành viên tham gia công ty cổ phần.
4.3. Thứ ba, về trách nhiệm của công ty. Công ty cổ phần chịu trách nhiệm bằng tài sản của công ty. Các cổ đông chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi phần vốn đã góp vào công ty (đến hết giá trị cổ phần mà họ sở hữu).Công ty cổ phần là doanh nghiệp có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
4.4. Thứ tư, về phát hành chứng khoán. Công ty cổ phần có quyền phát hành các loại chứng khoán như cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư và các loại chứng khoán khác để huy động vốn.
4.5. Cuối cùng là chuyển nhượng phần vốn góp (cổ phần). Cổ phần của các thành viên được thể hiện dưới hình thức cổ phiếu. Các cổ phiếu của công ty cổ phần được coi là hàng hoá, được mua, bán, chuyển nhượng tự do theo quy định của pháp luật.
5. Công ty trách nhiệm hữu hạn (Công ty TNHH):
Theo Luật doanh nghiệp 2005
Công ty trách nhiệm hữu hạn bao gồm công ty trách nhiệm hữu hạn có từ hai thành viên trở lên và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
Đặc điểm của công ty trách nhiệm hữu hạn từ hai thành viên trở lên.
5.1. Thứ nhất, về vốn của công ty. Vốn điều lệ của công ty được chia thành nhiều phần bằng hoặc không bằng nhau. Công ty trách nhiệm hữu hạn từ hai thành viên chịu trách nhiệm bằng tài sản của công ty; các thành viên công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi phần vốn cam kết góp vào công ty.
5.2. Thành viên của công ty. Trong suốt quá trình hoạt động ít nhất phải có từ hai thành viên và tối đa không quá 50 thành viên tham gia công ty.
5.3. Công ty trách nhiệm hữu hạn từ hai thành viên là doanh nghiệp có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
5.4. Thứ tư, về phát hành chứng khoán. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên không được quyền phát hành cổ phần để huy động vốn. Phần vốn góp của các thành viên công ty được chuyển nhượng theo quy định của pháp luật.
5.5. Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (Điều 63 Luật doanh nghiệp 2005), là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu; chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn điều lệ của doanh nghiệp.
5.6. Công ty có tư cách pháp nhân kể từ ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên không được phát hành cổ phần.
Đặc điểm của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên:
– Thứ nhất, về chủ sở hữu công ty do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu.Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên một thành viên là tổ chức có tư cách pháp nhân và phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ của doanh nghiệp trong phạm vi vốn điều lệ.
– Thứ hai, về phát hành chứng khoán. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên một thành viên không được phát hành cổ phần để huy động vốn trong kinh doanh.
– Thứ ba, về chuyển nhượng vốn góp. Việc chuyển nhượng vốn góp được thực hiện theo quy định của pháp luật.
6. Công ty liên doanh
Đặc điểm của công ty liên doanh:
6.1. Thứ nhất, công ty liên doanh là công ty do hai bên hoặc nhiều bên hợp tác thành lập, nhưng ít nhất phải có một bên là tổ chức, cá nhân nước ngoài và một bên là công ty của Việt Nam. Nếu không có một bên là cá nhân, tổ chức nước ngoài thì không gọi là công ty liên doanh được.
6.2. Thứ hai, vốn của công ty liên doanh một phần thuộc sở hữu của bên hoặc các bên nước ngoài. Còn một phần thuộc sở hữu của bên hoặc các bên Việt Nam,… Trong mọi trường hợp, phần vốn góp của các bên nước ngoài không được thấp hơn 30% vốn điều lệ của công ty liên doanh trừ trường hợp pháp luật quy định.
6.3. Thứ ba, công ty liên doanh được thành lập trên cơ sở hợp đồng liên doanh là chủ yếu. Trên cơ sở hợp đồng liên doanh, công ty phải xây dựng điều lệ công ty.
7. Công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài
Ngoài những đặc điểm của công ty có vốn đầu tư nước ngoài, công ty 100% vốn nước ngoài có những đặc điểm như sau:
7.1. Công ty 100% vốn nước ngoài có thể do một tổ chức, một cá nhân hoặc có thể do nhiều tổ chức, nhiều cá nhân nước ngoài đầu tư vốn thành lập và hoạt động.
7.2. Vốn và tài sản của công ty hoàn toàn thuộc quyền sở hữu của tổ chức, cá nhân nước ngoài.
7.3. Công ty 100% vốn nước ngoài hoàn toàn do người nước ngoài quản lý và tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động kinh doanh của mình. Nhà nước Việt Nam chỉ quản lý “vòng ngoài” thông qua việc cấp giấy phép đầu tư và kiểm tra việc chấp hành pháp luật Việt Nam, chứ không can thiệp vào việc tổ chức quản lý nội bộ công ty.
8. Công ty hợp danh
Đặc điểm cơ bản công ty hợp danh:
– Phải có ít nhất hai thành viên là chủ sở hữu chung của công ty cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (gọi là thành viên hợp danh); Ngoài các thành viên hợp danh, có thể có thành viên góp vốn;
– Thành viên hợp danh phải là cá nhân chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty;
– Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty;
– Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
– Trong quá trình hoạt động, công ty hợp danh không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.
» Tư vấn thành lập công ty cổ phần
» Dịch vụ thành lập công ty trọn gói
Tư vấn lựa chọn loại hình doanh nghiệp Việt Nam: