Chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình

Chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình quy định tại Điều 189 Bộ luật Dân sự năm 2005 như sau:

Điều 189. Chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình

“Việc chiếm hữu tài sản không phù hợp với quy định tại Điều 183 của Bộ luật này là chiếm hữu không có căn cứ pháp luật.
Người chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình là người chiếm hữu mà không biết và không thể biết việc chiếm hữu tài sản đó là không có căn cứ pháp luật.”

Chiếm hữu không có căn cứ pháp luật là việc chiếm hữu tài sản của một người không tuân theo những căn cứ quy định tại Điều 183 Bộ luật Dân sự năm 2005. Tuy nhiên, tùy thuộc vào ý chí chủ quan của người chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật, pháp luật dân sự phân biệt hai hình thức: chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình và chiếm hữu không có căn cứ pháp luật không ngay tình.

Chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình là chiếm hữu không có căn cứ pháp luật quy định tại Điều 183 Bộ luật Dân sự năm 2005, nhưng người chiếm hữu không biết hoặc không thể biết việc chiếm hữu tài sản đó là không có căn cứ pháp luật. Trong trường hợp này, pháp luật không buộc người đó phải biết tính bất hợp pháp của việc chiếm hữu của mình.

Chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nhưng không ngay tình là việc người chiếm hữu biết hoặc buộc phải biết việc chiếm hữu của người đó là không có căn cứ pháp luật.

Việc phân biệt chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình và chiếm hữu không có pháp luật nhưng không ngay tình có ý nghĩa rất quan trọng trong thực tiễn, nhằm bảo vệ quyền của chủ sở hữu và việc lựa chọn phương thức bảo vệ quyền sở hữu khi giải quyết các tranh chấp dân sự. Về nguyên tắc, pháp luật dân sự chỉ bảo vệ việc chiếm hữu tài sản có căn cứ pháp luật theo quy định tại Điều 183 Bộ luật Dân sự năm 2005. Tuy nhiên, trong một số trường hợp cụ thể, pháp luật dân sự cũng bảo vệ một số trường hợp cụ thể, pháp luật dân sự cũng bảo vệ quyền lợi cho những người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình. Người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình cũng có quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản theo quy định tại Điều 194 Bộ luật Dân sự năm 2005. Người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình trong những điều kiện nhất định như chiếm hữu liên tục, công khai và trong một khoảng thời gian là 10 năm đối với động sản30 năm đối với bất động sản thì được xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu. Họ có thể trở thành chủ sở hữu tài sản kể từ thời điểm bắt đầu chiếm hữu (Điều 247 Bộ luật Dân sự năm 2005). Tuy nhiên, cần lưu ý là không áp dụng quy định này đối với tài sản thuộc sở hữu nhà nước.

» Tư vấn pháp luật dân sự