Dứng tên hộ trong đăng ký kinh doanh có rủi ro gì? Có nên đứng tên hộ trong đăng ký kinh doanh, mượn tên người khác làm đại diện theo pháp luật để đăng ký thành lập doanh nghiệp; một phần do người cho mượn danh không hiểu hoặc chưa hiểu hết những rủi ro tiềm ẩn của việc cho mượn danh để làm đại diện pháp luật.
Không ít người đứng tên hộ người khác để đăng ký thành lập, quản lý doanh nghiệp với những lý do hết sức đơn giản như:
– Được người thân, bạn bè nhờ vả khó từ chối.
– Do thiếu hiểu biết về pháp luật
Những rủi ro tiềm ẩn khi cho mượn danh làm đại diện theo pháp luật để đăng ký thành lập doanh nghiệp.
1. Người cho mượn danh làm đại diện pháp luật không được quyền thành lập doanh nghiệp.
Theo quy định ở điều 24, nghị định 155/2013/NĐ-CP về vi phạm quy định đăng ký người thành lập doanh nghiệp thì việc đăng ký người đại diện theo pháp luật thuộc đối tượng không được quyền thành lập doanh nghiệp sẽ bị phạt tiền từ 5 đến 10 triệu đồng, đồng thời buộc phải đăng ký thay đổi với các thành viên, thành viên góp vốn, thành viên hợp danh, cổ đông sáng lập là cá nhân, tổ chức theo quy định.
2. Người đại diện theo pháp luật không đúng với hoạt động thực tế.
Theo quy định tại Điều 20 Nghị định 155/2013/NĐ-CP về vi phạm quy định kê khai hồ sơ đăng ký doanh nghiệp thì trong trường những trường hợp phát hiện hồ sơ kê khai không trung thực, không chính xác khi thành lập doanh nghiệp, doanh nghiệp sẽ bị phạt tiền từ 10 đến 15 triệu đồng và đồng thời buộc đăng ký thay đổi cũng như thông báo lại các thông tin doanh nghiệp đã kê khai không trung thực, không chính xác.
3. Trường hợp doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ, trốn thuế, lừa đảo, kinh doanh trái phép:
Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp thực hiện các quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm quy định tại khoản 1, điều 13 và điều 14 trong Luật Doanh nghiệp 2014 về trách nhiệm của người đại diện theo pháp luật. Ngoài các trách nhiệm trên, người cho mượn tên sẽ còn mất thời gian cho các việc như ký giấy tờ, hợp đồng, sổ sách kế toán…
Trong trường hợp các hoạt động của công ty không như mong muốn chủ quan, việc kinh doanh thua lỗ, hoặc các hành vi vô tình hay cố ý dẫn tới tội danh trốn thuế, kinh doanh trái phép thì người đại diện theo pháp luật lúc này sẽ là người đầu tiên phải chịu trách nhiệm trước trọng tài, tòa án về các nghĩa vụ giải trình, nộp phạt hành chính, thậm chí là trách nhiệm hình sự (nếu các tội danh này cấu thành tội quy định tại bộ luật hình sự hiện hành).
Mặc dù không có quyền quyết định và đôi khi cả quyền lợi trên thực tế nhưng hầu như mọi trách nhiệm, nghĩa vụ đối với hoạt động thực tế của doanh nghiệp khi xảy ra sai phạm, vi phạm pháp luật thì người đầu tiên bị cơ quan pháp luật gọi đến là người đại diện theo pháp luật.
Do vậy, người cho mượn danh để đứng tên người đại diện theo pháp luật cần nắm rõ quy định của pháp luật và hiểu được các rủi ro nêu trên trước khi quyết định đứng tên hộ.