Sáng ngày 4/2/2016 tại thành phố Auckland, New Zealand, dưới sự chứng kiến của thủ tướng nước chủ nhà John Key, Bộ trưởng thương mại và kinh tế của 12 nước thành viên tham gia hiệp đinh đối tác xuyên Thái Bình Dương ( TPP) đã đặt bút ký vào văn bản này, đánh dấu việc các nước chính thức hoàn tất toàn bộ quá trình đàm phán để có thể bát đầu thủ tục phê chuẩn tai mỗi nước.
Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP đã đạt được thỏa thuận vào ngày 5/10.
Nguồn: internet
Sau lễ ký kết này, mỗi nước có thời gian 2 năm để thực hiện các quy trình nội bộ, hoàn tất thủ tục phê chuẩn tại quốc hội để TPP có hiêu lực. Thỏa thuận này chỉ có hiệu lực khi được ít nhất 6 nước thành viên, chiếm tối thiểu 85% tổng sản phẩm quốc nôi (GDP) kết hợp của cả 12 nước, phê chuẩn.Điều này có nghĩa là thỏa thuận phải được Quốc hôi tại hai nền kinh tế lớn nhất trong TPP là Mỹ và Nhật Bản thông qua.
Đây là thỏa thuận thương mại tự do giữa 12 quốc gia bao gồm: Mỹ, Nhật Bản, Canada, Brunei, Chile, Malaysia, Mexico, New zealand, Peru, Singapore, Australia và Việt Nam, Được hình thành với mục tiêu chính là xóa bỏ các loại thuế quan và rào cản hàng hóa, dịch vụ xuất nhập khẩu giữa các nước thành viên. Ngoài ra, Hiệp định còn thống nhất luật lệ, quy tắc chung giữa các nước này, như sở hữu trí tuệ, chất lượng thực phẩm hay an toàn lao động…
Hiệp định bao gồm 30 chương và đề cập đến không chỉ các lĩnh vực truyền thống như hàng hóa, dịch vụ, đầu tư mà còn cả vấn đề mới như thương mại điện tử, tạo thuận lợi cho dây chuyền cung ứng, doanh nghiệp nhà nước.Một khi có hiệu lực, TPP sẽ trở thành khu vực thương mại tự do với 800 triệu dân, chiếm 30% kim nghạch thương mại toàn cầu và gần 40% sản lượng kinh tế thế giới.
Qua 19 phiên đàm phán chính thức, 5 phiên cấp Bộ trưởng, việc đàm phán TPP đã hoàn tất vào tháng 10/2015 và chỉ sau đó 1 tháng, toàn văn hiệp định đã được công bố.
Nội dung của Hiệp định bao gồm:
Theo đó, GDP Việt Nam có thể tăng cao nhất nếu hàng rào thuế quan được dỡ bỏ, nổi bật nhất so với các nước khác. Theo đánh giá của nhiều chuyên gia quốc tế, Việt Nam sẽ là quốc gia được hưởng lợi nhiều nhất khi tham gia TPP; GDP Việt Nam có thể tăng thêm 35,7 tỷ USD vào năm 2025 nếu ngành sản xuất nội địa đáp ứng được hàng rào kỹ thuật của các đối tác. Tham gia vào TPP, Việt Nam có nhiều cơ hội và thuận lợi cơ bản, đó là: Mở rộng thị trường xuất khẩu, nhất là thị trường xuất khẩu nông sản.
Việt Nam sẽ tiếp cận sâu rộng hơn vào hai nền kinh tế lớn nhất thế giới là Hoa Kỳ và Nhật Bản. Năm 2014, xuất khẩu của Việt Nam vào các nước thành viên TPP đạt 58,41 tỷ USD, chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Trong quan hệ thương mại với các nước TPP, Việt Nam ở vị thế xuất siêu khá lớn, xuất siêu tới 7/11 thị trường của TPP. Điều quan trọng nhất là, thuế nhập khẩu nhiều loại hàng hóa sẽ được giảm xuống 0%, là cú huých mạnh cho xuất khẩu, tác động tích cực đến thu nhập của người dân, cải thiện sức cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu, nâng cao kim ngạch xuất khẩu. TPP dự kiến giúp kim ngạch xuất khẩu may mặc và giày dép của Việt Nam đạt 16,5 tỷ USD trước năm 2025. Khi TPP có hiệu lực, mức thuế suất hàng dệt may từ Việt Nam sang thị trường này có thể giảm xuống gần bằng 0%, thay vì 17% như hiện nay. Việt Nam là nước có thế mạnh trong nông nghiệp với điều kiện thiên nhiên thuận lợi. TPP được ký kết sẽ giúp Việt Nam thúc đẩy FDI của các nước trong khối, tạo cơ hội cho Việt Nam khai thác lợi thế, tiềm năng về nông nghiệp, nhất là thủy sản.
Tham gia TPP sẽ giúp Việt Nam hội nhập sâu hơn vào thị trường tài chính thế giới. Các luồng vốn đầu tư quốc tế vào Việt Nam cũng sẽ tăng mạnh, tạo thuận lợi cho hệ thống ngân hàng tăng cường thanh khoản và tiếp cận các nguồn vốn quốc tế với chi phí thấp hơn. Tham gia TPP chắc chắn thúc đẩy đầu tư của các nước vào Việt Nam.
Dòng vốn từ nhiều nước thành viên TPP có trình độ phát triển cao có thể mang lại những lợi ích lan tỏa đáng kể về công nghệ và kỹ năng quản lý, hay các lĩnh vực dịch vụ có giá trị gia tăng cao hơn. Mức tăng đầu tư sẽ giúp thúc đẩy sự hình thành vốn cố định và tạo cơ hội cho Việt Nam khai thác các lợi thế tiềm năng về nông nghiệp. Các công ty dệt may nội địa và nước ngoài sẽ đẩy mạnh đầu tư tại Việt Nam để tận dụng cơ hội hưởng thuế xuất khẩu thấp vào TPP.
Khi TPP có hiệu lực, Mỹ cam kết bỏ thuế ngay lập tức đối với nhiều mặt hàng dệt may từ Việt Nam
Bên cạnh những thuận lợi lớn, TPP cũng đặt ra nhiều thách thức lớn, đó là, mặc dù xuất khẩu tăng trưởng nhanh nhưng cơ cấu hàng xuất khẩu chưa mang tính hiệu quả, chủ yếu xuất khẩu hàng có công nghệ thấp, thâm dụng lao động như hàng may mặc, giày dép, đồ nội thất… Xuất khẩu chủ yếu nguyên liệu thô, chưa qua sơ chế hoặc gia công đã khiến việc cạnh tranh về giá cả, chất lượng, giá trị tăng thêm của hàng hóa… trở nên yếu.
Quy mô DN xuất khẩu nhỏ, không thâm nhập được vào hệ thống phân phối chính khiến các DN xuất khẩu trở nên không bền vững, không chi phối được thị trường. Tham gia TPP sẽ tạo ra sức ép về mở cửa thị trường, cạnh tranh đối với các DN Việt Nam. Nếu không có sự chuẩn bị tốt, nhiều ngành sản xuất và dịch vụ có thể sẽ gặp khó khăn. Ngành chăn nuôi sẽ đối mặt sự cạnh tranh quyết liệt.
Việt Nam cũng sẽ gặp phải thách thức cạnh tranh, có thể dẫn tới phá sản và tình trạng thất nghiệp ở các DN có năng lực cạnh tranh yếu, không được chuẩn bị kỹ cho hội nhập; việc giảm thu ngân sách từ giảm thuế nhập khẩu sau khi thực hiện TPP. Hơn nữa, việc giảm thuế quan có thể khiến luồng hàng nhập khẩu từ các nước TPP vào Việt Nam gia tăng, với giá cả cạnh tranh hơn. Thị phần hàng hóa liên quan tại Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng và cạnh tranh sẽ gay gắt hơn. Sản phẩm nông nghiệp, doanh nghiệp và nông dân Việt Nam đứng trước sự cạnh tranh gay gắt, nhất là các hàng nông sản và nông dân là những đối tượng dễ bị tổn thương nhất trong hội nhập.
Các nước tham gia TPP có xu hướng đàm phán nhằm giữ bảo hộ đối với nông sản nội địa. Khi đó, hàng rào phi thuế quan sẽ trở nên phổ biến hơn với yêu cầu cao hơn về chất lượng sản phẩm, trong khi đây là điểm yếu của sản xuất nông nghiệp Việt Nam. Hàng nhập khẩu tăng, xuất khẩu không tìm được đường vào thị trường các nước sẽ khiến nông nghiệp đứng trước những khó khăn.
Để bảo hộ hàng hóa trong nước, Việt Nam tất yếu cũng sẽ áp dụng các hàng rào phi thuế quan. Nếu rào cản kỹ thuật chưa có hoặc kém, các biện pháp vệ sinh dịch tễ không hiệu quả sẽ khiến Việt Nam trở thành thị trường tiêu thụ các sản phẩm chất lượng thấp.
Một điểm nữa là, quy tắc xuất xứ hàng hóa trong TPP yêu cầu các sản phẩm xuất khẩu từ một thành viên của TPP sang các thành viên khác phải có xuất xứ nội khối, không sử dụng các nguyên liệu của nước thứ ba ngoài thành viên TPP mới được hưởng ưu đãi thuế suất 0%. Đây là khó khăn đối với DN sản xuất của Việt Nam, nhất là ngành xuất khẩu hàng may mặc và da giày. Việt Nam phải có hướng dẫn cung cấp thông tin đầy đủ cho DN trong việc tiếp cận được những cơ hội của thị trường mới mà trong đó những thông tin mang tính đặc thù liên quan đến tập quán, văn hóa, những yếu tố thị trường, và cả những thông tin về chính sách vĩ mô, phải có cơ chế thông tin xuyên suốt, vận dụng một cách linh hoạt và nhanh nhạy để bảo đảm cho khả năng tiếp cận thị trường của DN Việt Nam mà chúng ta đều hiểu còn hạn chế rất nhiều về nguồn thông tin khi tiếp cận thị trường đó.
Trong bối cảnh Việt Nam đang hội nhập rất nhanh, đồng thời thế giới cũng có những khung khổ toàn cầu hóa rất phát triển và đa dạng, thì bên cạnh việc dỡ bỏ hàng rào thuế quan, các nước cũng tập trung tăng cường hơn nữa những hàng rào phi thuế quan, đặc biệt những hàng rào kỹ thuật.
Chính vì vậy, cần có sự phối hợp giữa khu vực Nhà nước với DN để làm sao giải quyết khâu khó khăn, trở ngại liên quan các hàng rào phi thuế quan và đặc biệt giúp DN tiếp cận thị trường bền vững, tránh được những tranh chấp thương mại, những vụ kiện thương mại. Thí dụ các vụ kiện về chống bán phá giá, chống trợ cấp hay là các biện pháp tự vệ thương mại của các quốc gia, là những nội dung mang tính sống còn đối với DN và trong công cuộc hội nhập của chúng ta hiện nay.