Luật sư tư vấn bảo hiểm thất nghiệp theo quy định mới nhất

Luật sư tư vấn bảo hiểm thất nghiệp theo quy định mới nhất. người nghỉ không có việc làm thì hưởng lương thất nhiệp như thế nào?

– Tư vấn bảo hiểm thất nghiệp bao gồm những nội dung:
+ Tư vấn đối tượng nào bắt buộc phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp;
+ Tư vấn thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp;
+ Tư vấn về điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp;
+ Tư vấn về hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp;
+ Tư vấn mức, thời gian, thời điểm hưởng trợ cấp thất nghiệp;
+ Tư vấn về bảo hiểm y tế khi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp.

– Căn cứ pháp lý:
+ Luật việc làm 2013
+ Nghị định 28/2015/NĐ-CP Hướng dẫn luật việc làm 2013

Nội dung tư vấn bảo hiểm thất nghiệp:
Luật bảo hiểm thất nghiệp 2017 được quy định tại luật việc làm 2013.

Cụ thể Luật này quy định chính sách hỗ trợ tạo việc làm; thông tin thị trường lao động; đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia; tổ chức, hoạt động dịch vụ việc làm; bảo hiểm thất nghiệp và quản lý nhà nước về việc làm.

1. Đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
Căn cứ theo điều 2 Luật việc làm quy định về đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

“Luật này áp dụng đối với người lao động, người sử dụng lao động và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc làm.“

2. Nguyên tắc được áp dụng trong luật bảo hiểm thất nghiệp 2017.

Căn cứ điều 41 Luật việc làm 2013 quy định:

Điều 41. Nguyên tắc bảo hiểm thất nghiệp

1. Bảo đảm chia sẻ rủi ro giữa những người tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

2. Mức đóng bảo hiểm thất nghiệp được tính trên cơ sở tiền lương của người lao động.

3. Mức hưởng bảo hiểm thất nghiệp được tính trên cơ sở mức đóng, thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp.

4. Việc thực hiện bảo hiểm thất nghiệp phải đơn giản, dễ dàng, thuận tiện, bảo đảm kịp thời và đầy đủ quyền lợi của người tham gia.

5. Quỹ bảo hiểm thất nghiệp được quản lý tập trung, thống nhất, công khai, minh bạch, bảo đảm an toàn và được Nhà nước bảo hộ.”

Vậy bảo hiểm thất nghiệp được đưa ra nhằm đảm bảo chia sẻ rủi ro cho người lao động, mức đóng bảo hiểm thất nghiệp được tính trên cơ sở tiền lương của người lao động và mức hưởng bảo hiểm thất nghiệp được tính trên cơ sở mức đóng và thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp.

3. Chế độ bảo hiểm thất nghiệp.

“Điều 42. Các chế độ bảo hiểm thất nghiệp

1. Trợ cấp thất nghiệp.

2. Hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm.

3. Hỗ trợ Học nghề.

4. Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động.”

4. Mức đóng bảo hiểm thất nghiệp.

Căn cứ theo điều 57 Luật việc làm quy định về mức đóng nguồn hình thành và sử dụng quỹ bảo hiểm thất nghiệp.

“Điều 57. Mức đóng, nguồn hình thành và sử dụng Quỹ bảo hiểm thất nghiệp

1. Mức đóng và trách nhiệm đóng bảo hiểm thất nghiệp được quy định như sau:

a) Người lao động đóng bằng 1% tiền lương tháng;

b) Người sử dụng lao động đóng bằng 1% quỹ tiền lương tháng của những người lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp;

c) Nhà nước hỗ trợ tối đa 1% quỹ tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của những người lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp và do ngân sách trung ương bảo đảm.

2. Nguồn hình thành Quỹ bảo hiểm thất nghiệp bao gồm:
a) Các khoản đóng và hỗ trợ theo quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Tiền sinh lời của hoạt động đầu tư từ quỹ;
c) Nguồn thu hợp pháp khác.

3. Quỹ bảo hiểm thất nghiệp được sử dụng như sau:
a) Chi trả trợ cấp thất nghiệp;
b) Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động;
c) Hỗ trợ học nghề;
d) Hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm;
đ) Đóng bảo hiểm y tế cho người hưởng trợ cấp thất nghiệp;
e) Chi phí quản lý bảo hiểm thất nghiệp thực hiện theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội;
g) Đầu tư để bảo toàn và tăng trưởng Quỹ.”

Vậy người lao động đóng bằng 1% tháng tiền lương, người sử dụng lao động đóng 1% và nhà nước hỗ trợ 1% vào mức đóng bảo hiểm của người lao động.

Thứ nhất, phương thức đóng và nguồn đóng bảo hiểm thất nghiệp của người sử dụng lao động 

+ Hằng tháng, người sử dụng lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo mức quy định trong Luật Việc làm và trích tiền lương của từng người lao động theo mức quy định tại Luật Việc làm để đóng cùng một lúc vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp. 
 
+ Nguồn đóng bảo hiểm thất nghiệp theo mức quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 57 Luật Việc làm của người sử dụng lao động như sau: 

Người sử dụng lao động là cơ quan, đơn vị, tổ chức được ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ kinh phí hoạt động thường xuyên thì ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ nguồn đóng bảo hiểm thất nghiệp và được bố trí trong dự toán chi thường xuyên hàng năm của cơ quan, đơn vị, tổ chức theo quy định của pháp luật về phân cấp quản lý ngân sách nhà nước. 
Người sử dụng lao động là cơ quan, đơn vị, tổ chức được ngân sách nhà nước bảo đảm một phần kinh phí hoạt động thường xuyên thì ngân sách nhà nước bảo đảm nguồn đóng bảo hiểm thất nghiệp cho số người hưởng lương từ ngân sách nhà nước và được bố trí trong dự toán chi thường xuyên hằng năm của cơ quan, đơn vị, tổ chức theo quy định của pháp luật về phân cấp quản lý ngân sách nhà nước. Phần bảo hiểm thất nghiệp phải đóng còn lại, người sử dụng lao động tự bảo đảm theo quy định tại Điểm c và Điểm d Khoản này. 
Người sử dụng lao động là doanh nghiệp, đơn vị, tổ chức có hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thì khoản đóng bảo hiểm thất nghiệp được hạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong kỳ. 
Người sử dụng lao động là cơ quan, đơn vị, tổ chức khác thì khoản đóng bảo hiểm thất nghiệp được sử dụng từ nguồn kinh phí hoạt động của cơ quan, đơn vị, tổ chức theo quy định của pháp luật. 

Thứ hai, hỗ trợ từ ngân sách nhà nước.

+ Ngân sách nhà nước hỗ trợ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp theo nguyên tắc bảo đảm duy trì số dư quỹ hằng năm bằng 02 lần tổng các khoản chi các chế độ bảo hiểm thất nghiệp và chi phí quản lý bảo hiểm thất nghiệp của năm trước liền kề nhưng mức hỗ trợ tối đa bằng 1% quỹ tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của những người lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp. 

+ Phương thức chuyển kinh phí hỗ trợ từ ngân sách nhà nước vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp: 

Vào quý IV hằng năm, Bảo hiểm xã hội Việt Nam căn cứ dự toán thu, chi bảo hiểm thất nghiệp được cấp có thẩm quyền giao trong năm để xác định số kinh phí hỗ trợ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp của năm trước theo mức quy định, gửi Bộ Tài chính để chuyển một lần vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp; 
Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo quyết toán thu, chi Quỹ bảo hiểm thất nghiệp năm trước của Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã được Hội đồng Quản lý Bảo hiểm xã hội Việt Nam thông qua, Bộ Tài chính thực hiện thẩm định, xác định số kinh phí hỗ trợ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp năm trước. Trường hợp số kinh phí Bộ Tài chính đã cấp theo quy định lớn hơn số phải hỗ trợ Bảo hiểm xã hội Việt Nam có trách nhiệm nộp trả ngân sách nhà nước phần chênh lệch; trường hợp số đã cấp nhỏ hơn số phải hỗ trợ, Bộ Tài chính báo cáo cấp có thẩm quyền phê duyệt cấp hỗ trợ bổ sung vào năm sau. 

+ Nguồn kinh phí hỗ trợ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại Điều này do ngân sách trung ương bảo đảm từ nguồn chi đảm bảo xã hội đã được Quốc hội quyết định.

» Tư vấn luật Lao động

» Thủ tục làm hồ sơ hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp