Quyền tài sản không phải là tài sản. Điều 163 Bộ luật Dân sự quy định Tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản. Tuy nhiên, việc khẳng định quyền tài sản là tài sản đây là quy định mang tính gượng ép, không đúng với bản chất của nó và trái với thực tiễn.
Bởi lẽ, chỉ khi quyền tài sản đó được thực hiện và chuyển giao từ phía bên kia cho người có quyền thì nó mới trở thành tài sản, còn nếu bên kia không chuyển giao thì nó chưa phải là tài sản. Quyền tài sản chỉ là tài sản trong trường hợp quyền đó được thực hiện hoàn tất.
Ví dụ: A nợ B 2 triệu đồng, thì B có quyền tài sản đối với 2 triệu đồng đó nhưng không phải là tài sản. Lúc đầu B cho A mượn 2 triệu đồng, đó chính là tài sản nhưng một khi tài sản đó ra đi thì trong tay B không còn tài sản mà đổi lại là quyền tài sản. B được đòi lại số tiền đó, A buộc phải trả. Tuy nhiên, cho đến chừng nào A chưa trả 2 triệu đồng thì B vẫn chưa có 2 triệu đồng tài sản. Và thậm chí nhiều khi A không thể trả lại cho B thì tài sản đó một ra đi không trở lại; khi đó B đã mất tài sản nhưng vẫn còn quyền tài sản.
Vì vậy, tài sản và quyền tài sản là hai phạm trù hoàn toàn khác nhau, không thể đồng nhất hay bao gồm, sự hiện diện của cái này sẽ làm biến mất cái kia và ngược lại. Nên hiểu tài sản là cái mà chủ thể có được đang hiện hữu quyền chiếm hữu còn quyền tài sản là cái mà chủ thể có được không có quyền chiếm hữu.