Chúng tôi là doanh nghiệp viễn thông, chúng tôi muốn thành lập công ty sang Myanmar, đề nghị công ty luật tư vấn?
Luật sư trả lời: Chúng tôi hiểu rằng Quý Công ty (sau đây gọi tắt là “Khách hàng”) mong muốn được tư vấn pháp luật về việc thành lập công ty tại Myanmar với ngành nghề viễn thông.
Do đó, chúng tôi hân hạnh đệ trình Quý Khách hàng bản Đề xuất dịch vụ tư vấn pháp luật để Quý Khách hàng xem xét.
1. Ý kiến tư vấn sơ bộ:
Theo quy định của Nghị định số 78/2006/NĐ-CP quy định chi tiết hoạt động đầu tư ra nước ngoài, doanh nghiệp hoặc cá nhân tại Việt Nam khi đầu tư ra nước ngoài phải tiến hành thủ tục cấp Giấy Chứng nhận Đầu tư tai Cục Đầu tư ra nước ngoài của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Tiếp theo hoặc song song với thủ tục trên, Nhà đầu tư Việt Nam sẽ tiến hành các thủ tục tại nước ngoài mà cụ thể trong trường hợp này là tại Myanmar để xin cấp Giấy chứng nhận thành lập doanh nghiệp.
Đối với thủ tục tại Việt Nam, nếu số vốn dự kiến của Khách hàng dưới 300 tỷ và trên 15 tỷ, thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư sẽ được tiến hành theo quy trình thẩm tra cấp Giấy Chứng nhận Đầu tư, nếu mức vốn dưới 15 tỷ đồng thì sẽ được tiến hành đăng ký cấp Giấy Chứng nhận Đầu tư.
Đối với thủ tục xin Giấy Chứng nhận Thành lập doanh nghiệp tại Myanmar, công ty sẽ chuẩn bị các tài liệu như Nhà tư vấn thông báo cụ thể trong quá trình thành lập.
Lưu ý: Được biết Khách hàng đang có nhu cầu liên doanh với một công ty tại Myanmar để thành lập công ty mới tại Mynamr với ngành nghề viễn thông. Căn cứ theo quy định pháp luật Myanmar, để thực hiện hoạt động này, số vốn điều lệ mà Khách hàng phải góp tối thiểu là US$ 50,000.
2. Trình tự thực hiện thủ tục
Lộ trình thực hiện mục tiêu thành lập Công ty tại Myanmar với ngành nghề viễn thông được thực hiện các bước như sau:
2.1 Thủ tục xin cấp Giấy Chứng nhận đầu tư tại Việt Nam
– Soạn hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư: 07 ngày làm việc kể từ ngày khách hàng cung cấp đầy đủ thông tin và tài liệu theo yêu cầu của Nhà tư vấn;
– Trong vòng 02 ngày kể từ khi có ý kiến hoặc yêu cầu của Khách hàng về bộ hồ sơ, chúng tôi sẽ chỉnh sửa để khách hàng ký và nộp hồ sơ;
– Tiến hành nộp hồ sơ tại cơ quan cấp phép;
– Thay mặt Khách hàng liên hệ, giải trình, bổ sung hồ sơ tài liệu với các cơ quan có thẩm quyền;
– Thay mặt Khách hàng hoặc cùng khách hàng nhận Giấy Chứng nhận đầu tư tại cơ quan cấp phép trong vòng 20 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ hơp lệ.
2.2 Thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận thành lập doanh nghiệp tại Myanmar
– Soạn hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận thành lập doanh nghiệp tại Myanmar: 10 ngày làm việc kể từ ngày khách hàng cung cấp đầy đủ thông tin và tài liệu theo yêu cầu của Nhà tư vấn;
– Trong vòng 03 ngày kể từ khi có ý kiến hoặc yêu cầu của Khách hàng về bộ hồ sơ, chúng tôi sẽ chỉnh sửa để khách hàng ký và nộp hồ sơ;
– Tiến hành nộp hồ sơ tại cơ quan cấp phép tại Myanmar;
– Thay mặt Khách hàng liên hệ, giải trình, bổ sung hồ sơ tài liệu với các cơ quan có thẩm quyền;
– Thay mặt Khách hàng nhận hoặc cùng khách hàng nhận Giấy Chứng nhận thành lập doanh nghiệp tại cơ quan cấp phép trong vòng 15 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ hơp lệ.
Lưu ý: Các mốc thời gian nêu trên không kể thời gian cần thiết để sửa đổi, bổ sung hồ sơ theo yêu cầu của cơ quan chức năng.
- PHẠM VI CÔNG VIỆC
Phạm vi dịch vụ của chúng tôi bao gồm:
Mô tả phạm vi dịch vụ |
1. Chuẩn bị các tài liệu trong hồ sơ đơn :
– Thông báo cho khách hàng về các tài liệu cần thiết trong quá trình xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài, thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận thành lập doanh công ty tại Myanmar; – Dự thảo các tài liệu trong hồ sơ xin cấp phép nhưng không bao gồm việc chuẩn bị tài liệu cần thiết của các bên thứ ba hoặc của chính Khách hàng như: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Hợp đồng liên quan đến địa điểm thuê; Hợp đồng Liên doanh, tài liệu chứng minh năng lực, tư cách của Nhà đầu tư hoặc chuẩn bị các bản dịch, các bản hợp pháp hóa lãnh sự; – Trao đổi với khách hàng trong việc soạn thảo các tài liệu; – Điều chỉnh hồ sơ dựa trên ý kiến của khách hàng; – Tiếp thu ý kiến của các cơ quan có thẩm quyền; – Hoàn thiện hồ sơ trên cơ sở nhận xét của cơ quan có thẩm quyền; – Dịch các tài liệu sang tiếng Anh để ký. |
2. Thủ tục cấp phép:
– Nộp hồ sơ lên cơ quan có thẩm quyền cấp phép; – Theo dõi hồ sơ trong quá trình nhận sự chấp thuận từ cơ quan có thẩm quyền; – Cập nhật cho khách hàng về tiến trình cũng như những yêu cầu thêm, nếu có và – Nhận kết quả hoặc cùng khách hàng nhận kết quả. |
- TÀI LIỆU CHUYỂN GIAO
Tài liệu chuyển phát bao gồm các tài liệu được soạn thảo bằng tiếng Anh và tiếng Việt để nộp tại cơ quan cấp phép. Khách hàng sẽ rà soát, phê duyệt và ký các tài liệu này.