Thành lập văn phòng đai diện tại Singapore, Malaysia và Indonesia
Q: Chúng tôi là một doanh nghiệp công nghệ thông tin tại Việt Nam và mong muốn Thành lập văn phòng đai diện tại Singapore, Malaysia và Indonesia, mong công ty luật tư vấn cụ thể?
A: Trước tiên, chúng tôi, Công ty Luật TNHH S&B (chúng tôi) trân trọng cảm ơn Quý Công ty đã liên hệ với chúng tôi khi có nhu cầu tư vấn và hỗ trợ pháp lý liên quan đến việc thành lập Văn phòng Đại diện của Quý Công ty tại các nước Singapore, Malysia và Indonesia (sau đây gọi chung là “các nước”).
Qua trao đổi với Quý Công ty và trên cơ sở các thông tin do Quý Công ty cung cấp, chúng tôi gửi đến Quý Công ty bản Đề xuất Dịch vụ với các nội dung cụ thể như sau:
I. Ý KIẾN TƯ VẤN SƠ BỘ
Chúng tôi hiểu rằng Công Ty (sau đây gọi “Khách hàng”) là công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp.
Hiện nay, Quý Công ty đang có nhu cầu thành lập Văn phòng Đại diện của mình tại các nước Singapore, Malysia và Indonesia.
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, Quý Công ty có quyền thành lập Văn phòng đại diện của mình tại các nước nêu trên để tiến hành một số hoạt động nhất định.
Về cơ bản, toàn bộ quá trình thực hiện thủ tục sẽ được chia thành hai giai đoạn lớn, trong mỗi giai đoạn sẽ có các bước thực hiện như sau:
GIAI ĐOẠN 1: Tiến hành thủ tục cấp phép Văn phòng đại diện tại các nước
Bước 1: Đăng ký thành lập Văn phòng đại diện.
Bước 2: Thực hiện thủ tục kê khai thuế ban đầu cho Văn phòng đại diện và làm dấu nếu có yêu cầu.
GIAI ĐOẠN 2: Tiến hành các thủ tục sau cấp phép tại Việt Nam
Bước 1: Thực hiện thủ tục thông báo về việc thành lập Văn phòng đại diện tại Sở Công thương nơi Quý Công ty đặt trụ sở.
Bước 2: Thực hiện thủ tục cập nhật thông tin của Văn phòng đại diện lên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hiện tại của Quý Công ty tại Sở Kế hoạch Đầu tư nơi Quý Công ty đặt trụ sở.
Theo quy định của pháp luật các nước nêu trên, Quý Công ty có thể xem xét việc thành lập Văn phòng đại diện để thực hiện các hoạt động sau đây:
Làm chức năng văn phòng liên lạc;
Tiến hành các hoạt động nghiên cứu thị trường, các hoạt động xúc tiến và xây dựng các dự án hợp tác đầu tư;
Thúc đẩy việc thực hiện các hợp đồng, các thỏa thuận về lĩnh vực thương mại phù hợp với luật pháp các nước nêu trên;
Tham gia triển lãm thương mại, trưng bày sản phẩm;
Văn phòng đại diện KHÔNG được tiến hành các hoạt động kinh doanh, dịch vụ và các hoạt động trực tiếp sinh lợi khác.
- ĐỀ XUẤT PHẠM VI CÔNG VIỆC THỰC HIỆN
Với các yêu cầu như trên đây, chúng tôi sẽ hỗ trợ Khách hàng tiến hành các thủ tục pháp lý cần thiết để thành lập Văn phòng Đại diện của mình tại các nước nêu trên.
Phạm vi cụ thể các công việc mà chúng tôi có thể hỗ trợ bao gồm:
Chuẩn bị các tài liệu trong hồ sơ đơn :
Thông báo cho Khách hàng về các tài liệu cần thiết chuẩn bị;
Dự thảo các tài liệu trong hồ sơ xin thành lập Văn phòng Đại diện tại các nước bao gồm nhưng không giới hạn đơn, giấy ủy quyền, nghị quyết của Khách hàng bằng tiếng Việt và/hoặc các tiếng phổ thông hành chính của các nước, tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể theo yêu cầu;
Trao đổi với Khách hàng trong việc soạn thảo các tài liệu;
Điều chỉnh hồ sơ dựa trên ý kiến của Khách hàng;
Tiếp thu ý kiến của các cơ quan có thẩm quyền có liên quan;
Hoàn thiện hồ sơ trên cơ sở nhận xét của cơ quan có thẩm quyền có liên quan;
Thủ tục cấp phép:
Nộp hồ sơ lên cơ quan có thẩm quyền cấp phép tại các nước;
Theo dõi hồ sơ trong quá trình nhận sự chấp thuận, cấp phép từ cơ quan có thẩm quyền tại các nước;
Cập nhật cho Khách hàng về tiến trình cũng như những yêu cầu thêm, nếu có và hỗ trợ Khách hàng trong việc nhận kết quả thực hiện công việc.