Tư vấn đầu tư nhà máy sản xuất tại Trung Quốc

Tư vấn đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất Yến tại Trung Quốc
Chúng tôi là công ty TNHH tại thành phố HCM, muốn đầu tư sản xuất các sản phẩm chế biến từ yến tại Trung Quốc, công ty tư vấn luật chúng tôi có thể tư vấn và hỗ trợ thủ tục cho chúng tôi?

A: Về vấn đề doanh nghiệp nêu, chúng tôi tư vấn như sau:

  1. THỦ TỤC ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI

Theo quy định của Nghị định số 78/2006/NĐ-CP quy định chi tiết hoạt động đầu tư ra nước ngoài, doanh nghiệp hoặc cá nhân tại Việt Nam khi đầu tư ra nước ngoài phải tiến hành thủ tục cấp Giấy Chứng nhận Đầu tư tại Cục Đầu tư Nước ngoài thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam.

Tiếp theo hoặc song song với thủ tục trên, Khách hàng sẽ tiến hành các thủ tục tại nước ngoài mà cụ thể trong trường hợp này là tại Trung Quốc để xin cấp Giấy Chứng nhận Thành lập Doanh nghiệp gắn liền với việc thành lập nhà máy sản xuất.

Trong quá trình thẩm tra hồ sơ xin đầu tư ra nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư thông thường sẽ yêu cầu Khách hàng xuất trình được văn bản chứng minh Nhà chức trách Trung Quốc cho phép Khách hàng thực hiện đầu tư thành lập công ty và nhà máy sản xuất tại Trung Quốc để làm căn cứ cấp phép đầu tư ra nước ngoài.

Do đó, Khách hàng nên tiến hành song song hai thủ tục nêu trên để tiết kiệm thời gian và công sức.

Đối với thủ tục tại Việt Nam, căn cứ vào ngành nghề mà Công ty dự định tiến hành, ngành nghề này không phải là lĩnh vực có điều kiện theo Nghị định số 78/2006/NĐ-CP.

Trong trường hợp số vốn dự kiến của Công ty dự định đầu tư sang Trung Quốc trên 600 tỷ đồng, trước khi Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp phép thì phải có ý kiến chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ.

Nếu số vốn dưới 600 tỷ đồng và trên 15 tỷ đồng, thủ tục xin cáp Giấy Chứng nhận Đầu tư sẽ được tiến hành theo quy trình thẩm tra cấp Giấy Chứng nhận Đầu tư. Cuối cùng, nếu mức vốn dưới 15 tỷ thì quy trình này là đăng ký cấp Giấy Chứng nhận Đầu tư.

Ngoài ra, sau khi được Bộ Kế hoạch và Đầu tư chấp thuận cho phép đầu tư ra nước ngoài, Khách hàng cần tiến hành thủ tục đăng ký mở tài khoản đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Trong quá trình hoạt động, nguồn vốn đầu tư chuyển ra khỏi Việt Nam hoặc lợi nhuận kinh doanh chuyển vào Việt Nam cần phải được thực hiện thông qua tài khoản này, theo quy định của pháp luật hiện hành.

  1. TRÌNH TỰ THỰC HIỆN CÁC THỦ TỤC

Lộ trình thực hiện Thủ tục đăng ký cấp Giấy Chứng nhận Đầu tư ra nước ngoài sẽ được thực hiện với các bước như sau:

  • Soạn hồ sơ thẩm tra cấp Giấy Chứng nhận Đầu tư trong lĩnh vực sản xuất hàng tiêu dùng phù hợp với pháp luật và yêu cầu của cơ quan cấp phép và các cơ quan thẩm tra khác để nộp tại Cục Đầu tư Nước ngoài. Thời hạn để hoàn tất việc soạn hồ sơ và chuyển cho Khách hàng xem xét lần đầu là 07 ngày làm việc kể từ ngày Khách hàng cung cấp đầy đủ các thông tin và tài liệu theo yêu cầu cho Nhà Tư Vấn;
  • Trong vòng 02 ngày làm việc kể từ khi có ý kiến hoặc yêu cầu của Khách hàng về bộ hồ sơ, chúng tôi sẽ chỉnh sửa để Khách hàng ký hồ sơ.
  • Tiến hành nộp hồ sơ tại cơ quan cấp phép;
  • Thay mặt Khách hàng liên hệ, giải trình, bổ sung hồ sơ tài liệu với các cơ quan có thẩm quyền;
  • Thay mặt Khách hàng nhận các kết quả và Giấy Chứng nhận Đầu tư ra nước ngoài tại cơ quan cấp phép. Trong vòng 20 ngày làm việc kể từ ngày nộp bộ hồ sơ hợp lệ, Chúng tôi sẽ nhận Giấy Chứng nhận Đầu tư ra nước ngoài nếu dự án thuộc trường hợp đăng ký đầu tư. Trong vòng 50 ngày làm việc kể từ ngày nộp bộ hồ sơ hợp lệ, Chúng tôi sẽ nhận Giấy Chứng nhận Đầu tư ra nước ngoài nếu dự án thuộc trường hợp thẩm tra cấp Giấy Chứng nhận Đầu tư;
  1. PHẠM VI CÔNG VIỆC CỦA LUẬT SƯ

Phạm vi dịch vụ của chúng tôi bao gồm:

1. Chuẩn bị các tài liệu trong hồ sơ :

+ Thông báo cho Khách hàng về các tài liệu cần thiết trong quá trình xin cấp Giấy Chứng nhận Đầu tư ra nước ngoài;

+ Soạn thảo các tài liệu trong hồ sơ xin cấp phép bao gồm nhưng không giới hạn trong: đơn đăng ký, giấy ủy quyền, nghị quyết của Ban giám đốc bằng tiếng Anh và tiếng Việt. Không bao gồm việc chuẩn bị tài liệu cần thiết của các bên thứ ba hoặc của chính Khách hàng như Giấy Chứng nhận Đăng ký Doanh nghiệp, hợp đồng liên quan đến địa điểm thuê, tài liệu chứng minh năng lực, đề án đầu tư, tư cách của Nhà đầu tư hoặc chuẩn bị các bản dịch từ tiếng Trung Quốc sang tiếng Việt hoặc chuẩn bị các bản hợp pháp hóa lãnh sự;

+ Trao đổi với Khách hàng trong việc soạn thảo các tài liệu;

+ Điều chỉnh hồ sơ dựa trên ý kiến của Khách hàng;

+ Tiếp thu ý kiến của các cơ quan có thẩm quyền;

+ Hoàn thiện hồ sơ trên cơ sở nhận xét của cơ quan có thẩm quyền và của Khách hàng;

+ Dịch các tài liệu từ tiếng Trung Quốc sang tiếng Việt (nếu cần thiết).

2. Thủ tục cấp phép:

+ Nộp hồ sơ lên cơ quan có thẩm quyền cấp phép gồm Cục Đầu tư ra Nước ngoài thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan liên quan khác;

+ Theo dõi hồ sơ trong quá trình nhận sự chấp thuận từ cơ quan có thẩm quyền;

+ Cập nhật cho Khách hàng về tiến trình cũng như những yêu cầu thêm (nếu có);

+ Nhận kết quả hoặc cùng Khách hàng nhận kết quả.

  1. TÀI LIỆUCHUYỂN GIAO

Tài liệu chuyển phát bao gồm các tài liệu được soạn thảo bằng tiếng Trung Quốc và tiếng Việt để nộp tại cơ quan cấp phép.

>> Tư vấn pháp luật mở công ty tại Hàn Quốc