Nhận lời mời của ban biên tập kênh VTV 1 Đài truyền hình Việt Nam, Luật sư, chủ tịch chúng tôi đã có bài trả lời phỏng vấn về vấn đề giấy phép con hiện nay.
PV: Hiện nay, trong quá trình thực hiện tư vấn cho doanh nghiệp anh thấy doanh nghiệp đang gặp những vấn đề khó khăn gì liên quan tới các loại giấy phép con?
Luật sư: Có mấy khó khăn mà doanh nghiệp gặp phải giấy phép con hiện nay như sau:
Theo quy định của pháp luật, sau khi đăng ký ngành nghề kinh doanh tại Sở KH&ĐT thì để đi vào hoạt động kinh doanh trên thực tế, có một số ngành nghề mà doanh nghiệp cần phải xin giấy phép con.
Trong quá trình tư vấn và hỗ trợ cho doanh nghiệp, chúng tôi nhận thấy doanh nghiệp hay gặp phải những khó khăn khi xin các giấy phép con như sau:
1/ Việc phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện, ví dụ: điều kiện về nhân sự, trình độ , bằng cấp, cơ sở vật chất, nguồn tài chính, năng lực quản lý, hay để xin được giấy phép con này thì phải có nhiều các giấy phép con khác….., mà thực tế doanh nghiệp khi tìm đến đơn vị tư vấn như chúng tôi, doanh nghiệp thực sự chưa hiểu hết về các điều kiện mà họ phải đáp ứng.
2/ Không hiểu được đầy đủ quy trình thủ tục xin các giấy phép con: đối với doanh nghiệp cũng là khó khăn bởi ngoài luật chuyên ngành ra còn có Nghị định, Thông tư , Công văn chỉ thị hướng dẫn cụ thể. Mà nguồn để doanh nghiệp tiếp cận đến các văn bản, quy định này chưa được đầy đủ.
3/ Chờ đợi quy trình thủ tục ra đời và thực thi quá lâu: Ví dú: một quy trình thủ tục được thay thế quy trình thủ tục cũ thì trong khoảng thời gian chờ đợi thông tư hướng dẫn, văn bản chị đạo cụ thể thì phải mất ít nhất là 6 tháng, trong khoảng thời gian này thì doanh nghiệp bắt buộc phải tạm dừng hoạt động kinh doanh, chờ đợi đến khi có hướng dẫn chính thức mới được phép nộp hồ sơ xin cấp phép. Còn những doanh nghiệp đã được cấp phép rồi, thì một số trường hợp lại phải xin cấp phép lại vì phải đáp ứng thêm những điều kiện mới.
4/ Một số ngành nghề quy định phải có giấy phép con nhưng lại không có hướng dẫn cụ thể rõ ràng, dẫn đến việc doanh nghiệp không phải biết đáp ứng điều kiện như thế nào cho đúng, hoặc lại phải chờ hướng dẫn cụ thể cho từng trường hợp từ phía cơ quan nhà nước.
PV: Thực tế, đã có trường hợp nào doanh nghiệp phải dừng lại các hoạt động kinh doanh, dự án do các khó khăn này ảnh hưởng đến?
Luật sư: Trên thực tế có nhiều trường hợp doanh nghiệp phải dừng hoạt đông kinh doanh, dự án do các khó khăn này ảnh hưởng đến.
Ví dụ:
1/ Xin các giấy phép bán buôn, bán lẻ rượu, Theo Nghị định 94/2012/NĐ-CP ban hành ngày 12/11/2012 có quy định về việc quy hoạch số lượng Giấy phép kinh doanh bán lẻ rượu cho từng tuyến phố, Giấy phép kinh doanh bán buôn rượu được xác định trên địa bàn tỉnh theo nguyên tắc không quá một (01) Giấy phép kinh doanh bán buôn sản phẩm rượu trên một trăm nghìn (100.000) dân. Với tình hình thực tế do nhu cầu kinh doanh lĩnh vực này là rất lớn, nên hiện tại ở các quận, huyện ở thành phố Hà Nội đã có đủ chỉ tiêu, như vậy những người có nhu cầu kinh doanh rượu hiện đang không thể xin được giấy phép này dẫn đến nhiều tình trang kinh doanh chui.
Ngoài ra để xin được giấy phép bán buôn bán buôn bán lẻ rượu thì doanh nghiệp phải có được các giấy phép liên quan đến: cam kết bảo vệ môi trường, phòng cháy chữa cháy, cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm và nhiều điều kiện khác nữa.
Hay việc phải xin giấy phép để đưa người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài (“ xuất khẩu lao động”), ngoài việc phải đáp ứng vốn pháp định là 5 tỷ, doanh nghiệp còn phải ký quỹ 1 tỷ, và những điều kiện về nhân sự, trình độ của người đứng đầu.
Vì phải đáp ứng những điều kiện khắt khe này mà nhiều doanh nghiệp ấp ủ kinh doanh ngành nghề này đều phải từ bỏ.
2/ Gần đây nhất là giấy phép phát hành game: , trong suốt một năm trước thì các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ game trực tuyến đều phải tạm dừng cung cấp đối với các sản phẩm game mới, vì lý do tạm dừng cấp phép phát hành game, chờ thông tư hướng dẫn.
Mới đến tháng 2/2015 Thông tư 24 /2014/TT-BTTTT quy định chi tiết về hoạt động quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng mới có hiệu lực, với quy định mới này thì để kinh doanh dịch vụ cung cấp game trực tuyến G1 thì ngoài việc phải xin Xin phê duyệt nội dung, kịch bản trò chơi G1 thì trước đó doanh nghiệp còn phải xin cấp phép cung cấp dịch vụ game trực tuyến G1. Những điều kiện như thế này không phải doanh nghiệp nào cũng hiểu hết và làm đúng.
Hay với hoạt động của trung tâm đào tạo kỹ năng sống doanh nghiệp cũng gặp khó khăn khi không có văn bản quy định cụ thể.
3/ Một ví dụ nữa về các ngành nghề cần phải Cam kết bảo vệ mội trường, để biết với trường hợp nào thì chỉ phải làm đề án, trường hợp nào thì phải đi làm quan trắc môi trường….với doanh nghiệp cũng rất khó khăn để làm đúng.
PV: Ông đánh giá như thế nào về sự ảnh hưởng của các loại giấy phép con tới quá trình gia nhập, hoạt động của các doanh nghiệp ?
Luật sư: Sự ảnh hưởng của các loại giấy phép con tới quá trình gia nhập hoạt động của các doanh nghiệp là rất lớn. Vì để tham gia hoạt động được trên thị trường đối với một số ngành nghề thì doanh nghiệp bắt buộc phải được cấp phép. Doanh nghiệp đã hoạt động và được cấp phép nhưng nếu hoạt động không đúng, hoặc điều kiện không đáp ứng đủ theo lộ trình, hoặc theo quy định mới của pháp luật thì cũng sẽ bị tạm ngừng, thu hồi giấy phép.
Việc cấp giấy phép con là điều kiện để nhà nước quản lý các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được tốt hơn đặc biệt là một số hoạt động ngành nghề kinh doanh nhạy cảm có sự ảnh hưởng lớn đến xã hội. Nhưng việc đáp ứng đủ điều kiện và tuân theo một quy trình cấp phép cụ thể cũng khiến cho doanh nghiệp khó khăn khăn hơn khi tham gia hoạt động kinh doanh.
Khi doanh nghiệp nhìn thấy cơ hội kinh doanh và muốn chớp thời cơ nhưng giấy phép con cũng là rào cản lớn để họ phải tạm dừng hoạt động. Doanh nghiệp sẽ bị thiệt hại lớn về lợi ích.
PV: Ngành , lĩnh vực nào là đang có nhiều giấy phép con nhất?
Luật sư: Hiện nay những ngành nghề, lĩnh vực đang có nhiều giấy phép con nhất là xây dựng, giáo dục, môi trường, y tế,