Đứng tên công ty giúp bạn phải có trách nhiệm gì?

Đứng tên công ty giúp bạn phải có trách nhiệm gì? Trong quá trình hoàn tất thủ tục người nhờ vì muốn ký hợp đồng đã tự ý giả mạo chữ ký, trong quá tình thực hiện hợp đồng đã dẫn đến không thể trả nợ được 150 triệu, bị bên nợ tố cáo hành vi trên.

Trả lời: Theo Luật Doanh nghiệp 2014 quy định về trách nhiệm của chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn như sau:

“Điều 76. Nghĩa vụ của chủ sở hữu công ty
1. Góp đầy đủ và đúng hạn vốn điều lệ công ty.
2. Tuân thủ Điều lệ công ty.
3. Phải xác định và tách biệt tài sản của chủ sở hữu công ty và tài sản của công ty. Chủ sở hữu công ty là cá nhân phải tách biệt các chi tiêu của cá nhân và gia đình mình với các chi tiêu trên cương vị là Chủ tịch công ty và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.
4. Tuân thủ quy định của pháp luật về hợp đồng và pháp luật có liên quan trong việc mua, bán, vay, cho vay, thuê, cho thuê và các giao dịch khác giữa công ty và chủ sở hữu công ty.
5. Chủ sở hữu công ty chỉ được quyền rút vốn bằng cách chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ cho tổ chức hoặc cá nhân khác; trường hợp rút một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ đã góp ra khỏi công ty dưới hình thức khác thì chủ sở hữu và cá nhân, tổ chức có liên quan phải liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty.
6. Chủ sở hữu công ty không được rút lợi nhuận khi công ty không thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác đến hạn.
7. Thực hiện nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.”

Như vậy, bạn đứng tên là chủ sở hữu và là người đại diện theo pháp luật của công ty sẽ phải chịu trách nhiệm về các hoạt động của công ty nếu như bạn ký kết các giấy tờ, hợp đồng và chịu rủi ro với vai trò là người đại diện của công ty.
Tuy nhiên, trường hợp này trong quá trình hoàn tất thủ tục người nhờ đứng tên lại tự ký chữ ký giả mạo thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Trách nhiệm hình sự là cá thể hóa trách nhiệm cá nhân. Theo đó, bạn của bạn có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản:

“Điều 174. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
….”

Như vậy, nếu bạn biết về sự việc này, bạn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với vai trò đồng phạm, nếu bạn không biết trường hợp này chưa đủ cấu thành truy cứu trách nhiệm hình sự. Bạn cần phối hợp với cơ quan chức năng có thẩm quyền để giải quyết vụ việc của bạn.

» Dứng tên hộ trong đăng ký kinh doanh có rủi ro gì?

» Trách nhiệm hình sự của doanh nghiệp