Tư vấn về tội cố ý gây thương tích

Tư vấn về tội cố ý gây thương tích
Anh của em có đánh 1 người và nhận được các giấy tờ sau:
+ Quyết định khởi tố bị can về tội “cố ý gây thương tích “của công an.
+ Quyết định lệnh tạm giam 3 tháng.
+ Quyết định khởi tố bị can của viện kiểm sát nhân dân.

Sự việc xảy ra bên em đã vào thăm hỏi ở bệnh viện đến khi họ xuất viện, nhưng đến khi về họ đòi thêm 30 triệu đồng nhưng bên em không có khả năng và để dây dưa, thời gian sau đó bên em có gặp người bị hại và họ đồng ý đền bù 10 triệu đồng để rút đơn kiện. Nhưng em không biết là có còn kịp thời không? Nghe nói giám định tỷ lệ thương tật là 31% nhưng em thấy sau 2 hay 3 tháng anh ta đã đi làm lại bình thường (em hơi nghi vấn về vấn đề này). Em có tìm hiểu trên mạng thì theo BLTTHS 2015 ở điều 155 là được rút đơn kiện và có câu là: “Trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu thì vụ án phải được đình chỉ, “.

Vậy theo luật sư em phải làm sao? có đưa tiền cho bên bị hại không? Nếu người bị hại đã nhận tiền thì đơn kiện có được rút không?

Luật An Ninh trả lời bạn như sau:

Theo Điều 134. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác cụ thể là:

  1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
  2. a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn gây nguy hại cho từ 02 người trở lên;
  3. b) Dùng a-xít sunfuric (H2SO4) hoặc hóa chất nguy hiểm khác gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác;
  4. c) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;
  5. d) Phạm tội 02 lần trở lên;

đ) Phạm tội đối với 02 người trở lên;

  1. e) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;
  2. g) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng mình, thầy giáo, cô giáo của mình;
  3. h) Có tổ chức;
  4. i) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
  5. k) Phạm tội trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
  6. l) Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe do được thuê;
  7. m) Có tính chất côn đồ;
  8. n) Tái phạm nguy hiểm;
  9. o) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.
  10. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, d, đ, e, g, h, i, k, l, m, n và o khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm.
  11. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%, thì bị phạt tù từ 04 năm đến 07 năm.
  12. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, d, đ, e, g, h, i, k, l, m, n và o khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm.
  13. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên, nếu không thuộc trường hợp quy định tại điểm c khoản 6 Điều này hoặc dẫn đến chết người, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm.
  14. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
  15. a) Làm chết 02 người trở lên;
  16. b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;
  17. c) Gây thương tích vào vùng mặt của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên.
  18. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

Và căn cứ tại Điều 155 BLTTHS. Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại như sau:

  1. Chỉ được khởi tố vụ án hình sự về tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155, 156 và 226 của Bộ luật hình sự khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết.
  2. Trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu thì vụ án phải được đình chỉ, trừ trường hợp có căn cứ xác định người đã yêu cầu rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì tuy người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án vẫn tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án.
  3. Bị hại hoặc người đại diện của bị hại đã rút yêu cầu khởi tố thì không có quyền yêu cầu lại, trừ trường hợp rút yêu cầu do bị ép buộc, cưỡng bức.

Như vậy, trong trường hợp của anh của bạn đã có quyết định khởi tố bị can về tội “cố ý gây thương tích ” theo Điều 134 Bộ luật hình sự và như bạn cung cấp là tỷ lệ thương tật của người bị hại là 31%, cho nên với tỷ lệ thương tật này thì không thuộc trường hợp được quy định tại Điều 155 Bộ luật tố tụng hình sự trên. Do đó, đối với vụ án này không cần đơn yêu cầu của người bị hại thì em bạn vẫn bị khởi tố theo quy định pháp luật.

Ngoài ra, tại Điều 214 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 có quy định Quyền của bị can, bị cáo, bị hại, người tham gia tố tụng khác đối với kết luận giám định, là:

  1. Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị trưng cầu giám định của bị can, bị cáo, bị hại, người tham gia tố tụng khác, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải xem xét, ra quyết định trưng cầu giám định.
  2. Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được kết luận giám định thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải thông báo kết luận giám định cho bị can, bị cáo, bị hại, người tham gia tố tụng khác có liên quan.
  3. Bị can, bị cáo, bị hại, người tham gia tố tụng khác có quyền trình bày ý kiến của mình về kết luận giám định; đề nghị giám định bổ sung hoặc giám định lại. Trường hợp họ trình bày trực tiếp thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án phải lập biên bản.
  4. Trường hợp Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án không chấp nhận đề nghị của bị can, bị cáo, bị hại, người tham gia tố tụng khác thì phải thông báo cho người đề nghị bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Do đó, nếu nghi ngờ về kết quả giám định thì em bạn có quyền yêu cầu giám định lại tỷ lệ thương tật của người bị hại.

» Luật sư bào chữa vụ án hình sự

» Luật sư tư vấn luật hình sự

Tư vấn về tội cố ý gây thương tích: