Tư vấn hợp đồng mua bán nhà đất. Quyền sử dụng đất là một tài sản lớn do đó nếu có rủi ro xảy ra với hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến các bên. Nên tư vấn về hợp đồng mua bán nhà đất để hạn chế tối đa những rủi ro pháp lý cho giao dịch của hợp đồng mua bán chuyển nhượng nhà đất.
1. Hình thức hợp đồng mua bán nhà đất
Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, theo quy định tại Điều 167 Luật Đất đai 2013 thì hợp đồng này phải được công chứng/chứng thực. Nói cách khác, để hợp đồng này có hiệu lực pháp luật thì bạn phải tiến hành công chứng/chứng thực hợp đồng khi giao kết.
Về đặt cọc cho bên chuyển nhượng quyền sử dụng đất (người bán). Do đó, theo quy định tại Điều 358 Bộ Luật dân sự 2005 thì số tiền này được xem là khoản đặt cọc để bảo đảm giao kết hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Theo đó, sẽ có hai trường hợp có thể xảy ra:
Thứ nhất, trong trường hợp hợp đồng được giao kết thì tiền đặt cọc sẽ được trừ để vào tiền phải trả khi nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất (mua đất);
Thứ hai, nếu bên nhận đặt cọc (bên bán) từ chối việc giao kết hợp đồng thì sẽ phải trả trả lại số tiền đã đặt cọc.
Nói cách khác, việc đặt cọc trong trường hợp này chỉ là biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ giao kết hợp đồng và hiện bạn đã có giấy tờ ghi nhận việc giao nhận tiền thì có thể hoàn toàn yên tâm về số tiền này.
2. Nội dung hợp đồng mua bán nhà đất
Quyền sử dụng đất là khối tài sản lớn, do đó rất dễ xảy ra tranh chấp khi hai bên có mâu thuẫn, bất đồng, do đó để hạn chế tối đa mâu thuẫn cần soạn thảo hợp đồng chuyển nhượng chặt chẽ. Sau đây là tư vấn cho bạn một số nội dung cần lưu ý khi soạn thảo hợp đồng như sau:
Hợp đồng phải nêu rõ tên, địa chỉ của bạn bên;
Thỏa thuận cụ thể về quyền, nghĩa vụ của các bên. Đặc biệt, cần lưu ý thỏa thuận nghĩa vụ giao giấy tờ cần thiết của bên bán khi bạn làm thủ tục sang tên sổ đỏ;
Mô tả cụ thể về loại đất, hạng đất, diện tích, vị trí, số hiệu, ranh giới và tình trạng đất;
Giá chuyển nhượng, phương thức và thời hạn thanh toán.
Lưu ý:
– Thỏa thuận người thực hiện các nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước bởi thuế thu nhập cá nhân là nghĩa vụ của bên bán tuy nhiên bạn cũng thể tự mình thực hiện để thuận lợi hơn khi sang tên sổ đỏ;
– Thỏa thuận điều khoản ràng buộc trách nhiệm của các bên khi vi phạm hợp đồng.
Sau khi giao kết hợp đồng mua bán nhà đất, người mua có thể thực hiện thủ tục sang tên sổ đỏ » Hồ sơ và thủ tục sang tên sổ đỏ theo quy định của pháp luật để ghi nhận quyền sử dụng đất hợp pháp của mình.
II. Dịch vụ tư vấn hợp đồng mua bán nhà đất:
1. Tư vấn xây dựng nội dung của hợp đồng tranh chấp:
– Tư vấn các nội dung cần thể hiện trong hợp đồng;
– Tư vấn phương thức thanh toán và thực hiện nghĩa vụ giao nhà;
– Tư vấn thời điểm thanh toán và thời điểm bàn giao;
– Tư vấn xây dựng quyền, nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng;
– Tư vấn các quy định về trách nhiệm của bên vi phạm hợp đồng;
– Tư vấn các trường hợp Hợp đồng vô hiệu;
– Tư vấn mức phạt vi phạm hợp đồng phù hợp;
– Tư vấn xây dựng Phụ lục hợp đồng;
2. Tư vấn sửa đổi nội dung của hợp đồng, chấm dứt, hủy bỏ hợp đồng:
– Tư vấn các quy định của pháp luật về sửa đổi nội dung hợp đồng;
– Tư vấn cách thức sửa đổi nội dung hợp đồng: trong trường hợp không có người làm chứng; có người làm chứng và trong trường hợp hợp đồng được công chứng, chứng thực;
– Tư vấn các trường hợp được chấm dứt, hủy bỏ hợp đồng theo quy định của pháp luật;
– Tư vấn phương thức chấm dứt, hủy bỏ hợp đồng để đảm bảo tối đa quyền lợi cho các bên;
3. Tư vấn khởi kiện bảo vệ quyền lợi cho các bên trong quan hệ hợp đồng:
– Tư vấn các hình thức khởi kiện để bảo vệ quyền lợi;
– Tư vấn viết đơn khởi kiện và hướng dẫn thủ tục khởi kiện ra Tòa án;
– Đại diện thực hiện khiếu nại, bảo vệ quyền lợi cho khách hàng trước cơ quan có thẩm quyền;
» Tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai
Tư vấn hợp đồng mua bán nhà đất: