Lựa chọn đóng phí duy trì mã số mã vạch 3 năm liền. Hiện nay việc nộp phí duy trì mã số mã vạch của các doanh nghiệp có thêm lựa chọn 1 năm đến 3 năm. Do vây doanh nghiệp có thể lựa chọn đóng phí 3 năm liên tiếp tránh phải nộp nhiều lần.
Ví dụ: Doanh nghiệp đăng ký và nộp phí duy trì vào tháng 11 năm trước thì đầu năm sau doanh nghiệp đã phải nộp phí duy trì của năm sau. Do vậy doanh nghiệp nên nộp luôn 2,3 năm liền cho tiện lợi.
Theo quy định tại điều 4 của Thông tư 232/2016/TT-BTC của Bộ Tài Chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí cấp mã số mã vạch thì từ ngày 01/01/2017 mức thu phí duy trì sử dụng mã số mã vạch hàng năm (niên phí) là:Nếu nộp 3 năm phí mức phí sẽ nhân gấp 3 lần trên.
2. Nộp phí duy trì mã số mã vạch của doanh nghiệp như sau:
Theo thông tin của GS1 Việt Nam, doanh nghiệp có thể nộp phí bằng tiền mặt trực tiếp tại văn phòng mã số mã vạch hoặc chuyển khoản theo địa chỉ sau:
Ngân hàng: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank)
Chi nhánh: Cầu Giấy
Số tài khoản: 1507201067262
Đơn vị hưởng: Viện Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam
Địa chỉ: 8 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà nội
(hiện nay chỉ chấp nhận đóng trục tiếp tại ngân hàng)
Lưu ý:
1) Khi chuyển khoản đề nghị cơ sở ghi rõ tên cơ sở, ghi rõ loại phí nộp (phí cấp mã hoặc phí duy trì) và đặc biệt khi nộp phí hàng năm cần ghi thêm mã số doanh nghiệp – theo Giấy chứng nhận do Tổng cục TCĐLCL cấp – vào chứng từ chuyển khoản để tiện theo dõi (ví dụ: 893……………..…)