Dán nhãn tiết kiệm năng lượng là gì? Là doanh nghiệp nhập khẩu, sản xuất và bạn tìm hiểu về dán nhãn năng lượng để cơ quan chức năng kiểm tra. Sau đây là thông tin dán nhãn năng lượng để quý khách mắm bắt ban đầu:
1. Dán nhãn tiết kiệm năng lượng là gì?
– Dán nhãn tiết kiệm năng lượng được hiểu là dán cái nhãn cung cấp thông tin về độ tiết kiệm năng lượng lên chính thiết bị năng lượng.
– Có hai loại nhãn năng lượng là:
+ Nhãn xác nhận (hình tam giác)
+ Nhãn so sánh (hình chữ nhật)
2. Trước tiên doanh nghiệp xem mặt hàng của mình có thuộc danh mục dán nhãn năng lượng bắt buộc không.
Danh mục các măt hàng phải dán nhãn năng lượng kèm theo lộ trình thực hiện được quy định trong Quyết định 04/2017/QĐ-Ttg
“Điều 2. Lộ trình thực hiện dán nhãn năng lượng
1. Đối với nhóm thiết bị gia dụng và nhóm thiết bị công nghiệp
a) Thực hiện dán nhãn năng lượng bắt buộc đối với các thiết bị gia dụng và nhóm thiết bị công nghiệp sau: Đèn huỳnh quang ống thẳng, đèn huỳnh quang compact, chấn lưu điện từ và điện tử cho đèn huỳnh quang, máy điều hòa nhiệt độ, nồi cơm điện, quạt điện, tủ lạnh, máy giặt lồng ngang, máy giặt lồng đứng, máy thu hình, máy biến áp phân phối ba pha, động cơ điện;
b) Thực hiện dán nhãn năng lượng tự nguyện đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2019 đối với: Sản phẩm đèn LED, bình đun nước nóng có dự trữ;
c) Thực hiện dán nhãn năng lượng bắt buộc từ ngày 01 tháng 01 năm 2020 đối với: Sản phẩm đèn LED, bình đun nước nóng có dự trữ.
2. Đối với nhóm thiết bị văn phòng và thương mại
a) Thực hiện dán nhãn năng lượng bắt buộc đối với tủ giữ lạnh thương mại;
b) Thực hiện dán nhãn năng lượng tự nguyện đối với: Máy phôtô copy, màn hình máy tính, máy in;
c) Thực hiện dán nhãn năng lượng tự nguyện đối với máy tính xách tay đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2019;
d) Thực hiện dán nhãn năng lượng bắt buộc đối với máy tính xách tay từ ngày 01 tháng 01 năm 2020.
3. Đối với nhóm phương tiện giao thông vận tải (sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu mới):
a) Thực hiện dán nhãn năng lượng bắt buộc đối với xe ô tô con loại 7 chỗ trở xuống;
b) Thực hiện dán nhãn năng lượng tự nguyện đối với xe ô tô con loại trên 7 chỗ đến 9 chỗ đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2017; xe mô tô, xe gắn máy đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2019;
c) Thực hiện dán nhãn năng lượng bắt buộc đối với: Xe ô tô con loại trên 07 chỗ đến 09 chỗ từ ngày 01 tháng 01 năm 2018; xe mô tô, xe gắn máy từ ngày 01 tháng 01 năm 2020.
4. Khuyến khích thực hiện việc dán nhãn năng lượng tự nguyện đối với phương tiện, thiết bị không thuộc danh mục quy định tại Điều 1 Quyết định này.”
Nếu trong TCVN chỉ có mức Hiệu suất năng lượng (HSNL) là mức tối thiểu và mức cao thì mặt hàng đó chỉ được dán nhãn so sánh.
Nếu TCVN có các cấp HSNL từ 1 đến 5 thì mặt hàng đó được dán nhãn so sánh và trên nhãn thể hiện cấp hiệu suất năng lượng đúng theo Phiếu kết quả thử nghiệm HSNL do trung tâm thử nghiệm được Bộ công thương chỉ định.
VD: Phiếu kết quả thử nghiệm HSNL nồi cơm điện ghi cấp là cấp 3 thì bạn được dán nhãn năng lượng so sánh mức tiết kiệm số 3 ( 3 sao)
3. Thử nghiệm hiệu suất năng lượng:
Là thủ tục trước khi dán nhãn năng lượng, doanh nghiệp phải mang mẫu sản phẩm đến trung tâm thử nghiệm do Bộ công thương chỉ định để test mẫu, trung tâm thử nghiệm sẽ cấp cho bạn phiếu kết quả, trên đó sẽ ghi mức hiệu suất mà mẫu sản phẩm đạt được và họ sẽ đối chiếu với TCVN xem nó có đạt hay không.
Nếu nó không đạt thì xin chia buồn với doanh nghiệp vì mặt hàng này sẽ không được phép nhập khẩu vào Việt Nam. Nếu đạt thì bạn được phép thông quan tờ khai và làm tiếp thủ tục dán nhãn năng lượng
4. Dán nhãn năng lượng ở đâu:
Theo thông tư 36 thì việc dán nhãn năng lượng là việc do doanh nghiệp tự thực hiện và tự chịu trách nhiệm với mọi thông tin mình khai báo. Tức là sau khi có Kết quả thử nghiệm HSNL đạt rồi thì làm hồ sơ công bố dán nhãn năng lượng rồi tự in nhãn năng lượng và dán lên sản phẩm.
Tiếp theo là xin công văn xác nhận công bố dán nhãn năng lượng của Bộ công thương để làm gì?
– Trên công văn xác nhận của Bộ công thương có mã công bố, bạn đưa mã đó vào nhãn năng lượng để quản lý và phục vụ cho hậu kiểm
– Dùng công văn xác nhận này để thông quan cho nhưng lô hàng sau này (theo nội dung CV 5010 dưới đây)
– Công văn chỉ phải xin lại khi có thay đổi về TCVN
Nộp hồ sơ công bố dán nhãn năng lượng bằng một trong các hình thức sau
– Nộp trực tiếp hồ sơ tại: Vụ tiết kiệm năng lượng và phát triển bền vững – Bộ công thương.
Địa chỉ: 54 Hai Bà Trưng – Hà Nội
– Nộp hồ sơ trực tuyến tại hệ thống dịch vụ công của Bộ công thương
– Bạn có thể sử dụng dịch vụ, mọi công việc chuẩn bị hồ sơ đến lấy kết quả.
5. Thủ thục dán nhãn năng lượng như thế nào?
Trường hợp bạn nhập lần đầu:
Bước 1: Khi hàng về bạn làm thủ tục đem hàng về kho bảo quản.
Bước 2: Bạn mang mẫu đi đến các phòng thử nghiệm Hiệu suất năng lượng để thử nghiệm. Bạn có tối đa 30 ngày kể từ ngày đem hàng về kho bảo quản để nộp kết quả thử nghiệm cho Hải quan.
Bước 3: Bạn nộp kết quả thử nghiệm Hiệu suất năng lượng cho Hải quan để được thông quan tờ khai.
Bước 4: Chuẩn bị hồ sơ và xin xác nhận công bố dán nhãn năng lượng.
Bước 5: Bạn in nhãn năng lượng và dán lên sản phẩm.
Trường hợp bạn nhập khẩu lần sau:
– Bạn nộp kết quả thử nghiệm HSNL của lô trước còn hạn trong vòng 6 tháng cho Hải quan để được thông quan tờ khai
– Nếu kết quả HSNL quá 6 tháng thì nộp công văn xác nhận đã công bố dán nhãn năng lượng của Bộ công thương cho Hải quan để được thông quan tờ khai
– Không cần phải thực hiện công bố nữa, bạn in nhãn năng lượng theo thông tin công bố lô trước sau đó dán lên sản phẩm trước khi lưu hành ra ngoài thị trường
6. Hồ sơ đăng ký dán nhãn năng lượng:
– Điều kiện tiên quyết là bạn phải có kết quả thử nghiệm Hiệu suất năng lượng
– Căn cứ theo thông tư 36/2016/BTC, hồ sơ công bố dán nhãn năng lượng bao gồm:
+ Giấy công bố dán nhãn năng lượng cho phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng, trong đó nêu rõ doanh nghiệp đăng ký dán nhãn so sanh hay nhãn xác nhận
+ Kết quả thử nghiệm do tổ chức thử nghiệm cấp cho model sản phẩm
+ Tài liệu chứng minh phòng thử nghiệm đã đáp ứng đủ điều kiện (đối với trường hơp việc thử nghiệm dán nhãn năng lượng được thực hiện bởi tổ chức nước ngoài)
+ Mẫu nhãn năng lượng dự kiến
Tuy nhiên để xin được công văn xác nhận công bố dán nhãn năng lượng đảm bảo thành công ngay trong lần đầu nộp hồ sơ thì bạn cần phải chuẩn bị nhiều tài liệu khác.
Trong gói dịch vụ dán nhãn năng lượng, phía dịch vụ sẽ chuẩn bị hết hồ sơ cho bạn để bạn chỉ việc ký, đóng dấu và chuyển lại cho dịch vụ nộp và lấy kết quả
Dưới đây là mẫu công văn xác nhận công bố dán nhãn năng lượng mời nhất:
7. Thời gian hoàn tất thủ tục dán nhãn năng lượng
Nếu là hàng nhập khẩu từ khi đem hàng về kho bảo quản doanh nghiệp có tối đa 30 ngày để nộp kết quả kiểm tra hiệu suất năng lượng, đăng ký với Bộ công thương.
Hiện tại không có quy định về việc bắt buộc Bộ công thương phải trả lời xác nhận cho doanh nghiệp đã công bố dán nhãn năng lượng. Do vậy nếu bạn muốn làm thủ tục này thì liên hệ với dịch vụ để được tư vấn về quy trình, thời gian và các chi phí ,…
Liên hệ tư vấn và làm dịch vụ dán nhãn năng lượng, giải đáp mọi thắc mắc liên quan.