Điểm khác nhau giữa quyền tác giả và bản quyền

Điểm khác nhau giữa quyền tác giả và bản quyền là gì, những quy định này như thế nào?

Tư vấn:
Thực tiễn hiện nay, thuật ngữ quyền tác giả nhiều khi còn được gọi là bản quyền và giữa hai khái niệm này không có bất cứ sự khác nhau nào. Mặc dù cùng là khái niệm dùng để chỉ các quyền của tác giả, chủ sỏ hữu đối vối tác phẩm của mình thế nhưng có người gọi là quyền tác giả, có người gọi là bản quyền. Còn trong các văn bản pháp luật chính thức của Việt Nam như Bộ luật hình sự, Bộ luật dân sự thì thuật ngữ quyền tác giả là thuật ngữ chính thức được sử dụng.

Trên thế giới hiện nay việc sử dụng thuật ngữ quyền tác giả và bản quyền,  mặc dù pháp luật về quyền tác giả của các nước tương đối giống nhau, đều bao gồm các quy định về đối tượng bảo hộ quyền tác giả, các quyền của tác giả, chủ sở hữu tác phẩm đối với tác phẩm, thời hạn bảo hộ quyền tác giả… nhưng có nước dùng thuật ngữ quyền tác giả (tiếng Anh là author’s right, tiếng Pháp là droit d’auteur) trong đó tiêu biểu là Pháp; một số nước khác như Mỹ, Anh lại sử dụng thuật ngữ bản quyền (copyright).

Tuy nhiên, việc sử dụng thuật ngữ quyền tác giả và thuật ngữ bản quyền lại có sự khác nhau cơ bản về cơ sở hình thành, gắn liền với sự khác nhau giữa hệ thống pháp luật châu Âu lục địa và hệ thông pháp luật Mỹ-Anh. Các nước thuộc hệ thống luật châu Âu lục địa (trong đó tiêu biểu là Pháp) sử dụng thuật ngữ quyển tác giả xuất phát từ quan điểm gắn chặt mối quan hệ giữa tác giả vói tác phẩm, chú trọng đến việc bảo hộ quyền của tác giả, đặc biệt là các quyền tinh thần của người sáng tạo ra tác phẩm. Các nước thuộc hệ thống pháp luật Mỹ-Anh sử dụng thuật ngữ bản quyền lại xuất phát từ khía cạnh thương mại, nhấn mạnh đến quyền sao chép, nhân bản tác phẩm, tức là chú trọng đến giá trị kinh tế của tác phẩm, chứ không phải là nhân thân tác giả, do đó quyền tinh thần của tác giả không mấy được coi trọng.

» Thủ tục đăng ký Bản quyền tác giả

» Các tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả