GS1 Việt nam tổ chức đăng ký mã số mã vạch

GS1 Việt nam tổ chức đăng ký mã số mã vạch. GS1 Việt Nam Là tổ chức Nã số mã vạch quốc gia của Việt Nam, trực thuộc Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng. Tháng 5/1995, GS1 được công nhận là thành viên chính thức của GS1 quốc tế. GS1 Việt Nam là đại diện duy nhất của Việt Nam tại GS1 quốc tế, GS1 Việt Nam quản lý ngân hàng mã quốc gia 893, cấp mã doanh nghiệp và giúp các nhà sản xuất, phân phối, bán buôn, bán lẻ và các tổ chức quan tâm khác áp dụng công nghệ mã số mã vạch trong hoạt động sản xuất kinh doanh và cung cấp dịch vụ của mình…

GS1 Việt Nam quản lý ngân hàng mã quốc gia đầu số 893 – mã do gs1 quốc tế cấp cho Việt nam để cấp mã doanh nghiệp và giúp cho các nhà sản xuất, phân phối, bán buôn, bán lẻ và các tổ chức khác quan tâm áp dụng công nghệ mã số mã vạch trong các hoạt động sản xuất kinh doanh và cung cấp dịch vụ của mình, cũng như ứng dụng MSMV cho trao đổi thông tin dữ liệu bằng điện tử (EDI – Electronic Data Interchange).

I) Mục tiêu chính của GS1 Việt Nam như sau:

1.1 Triển khai áp dụng Hệ thống GS1 để phân định các sản phẩm, dịch vụ và địa điểm dựa trên các quy định và tiêu chuẩn quốc tế, để ứng dụng trong nhận dạng tự động ở các khâu sản xuất, lưu thông sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ trong mọi ngành kinh tế nhằm đạt hiệu quả cao cho nền kinh tế nói chung.

Hệ thống tiêu chuẩn GS1 gồm năm nhóm tiêu chuẩn chính:

1. Tiêu chuẩn về các loại mã số: là các tiêu chuẩn qui định yêu cầu kỹ thuật đối với các loại mã số gs1. Ví dụ các loại mã số gs1 gồm: mã địa điểm toàn cầu GLN; mã thương phẩm toàn cầu GTIN; mã contenơ vận chuyển theo xêri SSCC; mã tài sản toàn cầu GRAI & GIAI; mã quan hệ dịch vụ toàn cầu GSRN và Nhãn hậu cần EAN (EAN Logistic Label);

2. Tiêu chuẩn về các loại mã vạch: là các tiêu chuẩn qui định yêu cầu kỹ thuật đối với các loại mã vạch (vật mang dữ liệu), được thống nhất áp dụng chung để thể hiện các loại mã số GS1. Ví dụ các loại mã vạch gs1 gồm: mã vạch EAN 13; EAN 8; ITF 14; EAN/UCC 128; RS …;

3. Tiêu chuẩn về các gói tin điện tử (e-comerce messages): là các tiêu chuẩn về cấu trúc các gói tin trao đổi dữ liệu bằng điện tử (EDI). Ví dụ các tiêu chuẩn e-comerce của GS1 gồm bộ tiêu chuẩn EANCOM và tiêu chuẩn GS1/XML;

4. Tiêu chuẩn về các mạng toàn cầu (global networks): là các tiêu chuẩn về cơ sở dữ liệu sản phẩm và các bên, về trao đổi và truyền dữ liệu, ví dụ mạng Đồng bộ hóa dữ liệu toàn cầu (GDSN) và mạng Mã điện tử sản phẩm toàn cầu (EPC Global). Ví dụ các tiêu chuẩn về mạng của GS1 gồm: Tiêu chuẩn mô tả sản phẩm GDSN; tiêu chuẩn mã EPC (Electronic Prroduct Code); Tiêu chuẩn về thẻ RFID Thế hệ 2 (RFID Tag Generation two); Phân loại sản phẩm…;

5. Tiêu chuẩn về thương mại qua điện thoại di động (Mobile Commerce).

1.2 Thúc đẩy áp dụng các công nghệ mới liên quan công nghệ MSMV; thúc đẩy việc áp dụng MSMV kết hợp trao đổi thông tin điện tử trong nước và hòa nhập quốc tế

1.3 Hỗ trợ các bộ các ngành trong việc áp dụng Hệ thống GS1 ở Việt Nam theo các nguyên tắc, quy định của quốc tế mà Việt Nam đã tham gia, để thúc đẩy việc sản xuất kinh doanh, hòa nhập quốc tế.

1.4 Phổ biến các quy định kỹ thuật có liên quan tới MSMV theo hướng hòa nhập quốc tế để các doanh nghiệp sử dụng khi có yêu cầu của các đối tác trong và ngoài nước.

2 Các nhiệm vụ chính của GS1 Việt Nam là:

2.1 Tổ chức cấp các loại mã số thuộc hệ thống GS1 và quản lý ngân hàng mã số quốc gia với mã số đầu quốc gia 893.

2.2 Tổ chức nghiên cứu triển khai ứng dụng các công nghệ nhận dạng và thu nhận dữ liệu tự động (AIDC- Automatic Identification and Data Capture) liên quan, như: nhận dạng bằng MSMV; công nghệ RFID (Radio Frequency Identification); mã điện tử sản phẩm EPC (Electronic Product Code)…

2.3 Tuyên truyền, đào tạo áp dụng các tiêu chuẩn của Hệ thống GS1 trong sản xuất, kinh doanh và trong đa ngành công nghiệp.

2.4 Tham gia các hoạt động quốc tế và khu vực liên quan và hợp tác chặt chẽ với các nước trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương .

2.5 Cung cấp các dịch vụ kỹ thuật liên quan, cụ thể như:
+ Đào tạo và tư vấn áp dụng các tiêu chuẩn thuộc hệ thống GS1;
+ Kiểm tra xác nhận chất lượng mã vạch;
+ Tư vấn giải pháp áp dụng MSMV trong quản lý sản xuất kinh doanh và các hoạt động quản lý khác (nhân sự, kho tàng, bảo hành…);
+ Đầu mối cung cấp dịch vụ học qua mạng của GS1 (e-Learn);
+ Tư vấn về phần mềm và thiết bị in, đọc MSMV và thiết bị cho áp dụng RFID;
+ Tổ chức hội nghị, hội thảo phổ biến các công nghệ phân định và thu thập dữ liệu tự động;
+ Hỏi đáp.
+ Cung cấp thông tin về doanh nghiệp/cơ sở và sản phẩm sử dụng MSMV; hàng năm phát hành các số tin, Niên giám MSMV;

» Thủ tục đăng ký mã số mã vạch

» Sử dụng Mã số mã vạch

gs1 Việt Nam là tổ chức đại diện của Việt Nam cho GS1 quốc tế, thuộc Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng để triển khai hệ thống mã số mã vạch của gs1 tại Việt nam.
gs1 Việt nam tổ chức đăng ký mã số mã vạch: