Quy định xin giấy cam kết bảo vệ môi trường

Quy định xin giấy cam kết bảo vệ môi trường. Các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm hay dịch vụ ăn uống trong nhà hàng, khách sạn trước khi đi vào hoạt động bắt buộc phải xin giấy phép cam kết bảo vệ môi trường theo quy định tại Thông tư Số 27/2015/TT-BTNMT ban hành ngày 29 tháng 05 năm 2015 quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường .

Tuy nhiên, có khá nhiều doanh nghiệp chưa hiểu hết hồ sơ cam kết bảo vệ môi trườngvà các luật đi kèm theo dẫn đến nhiều trường hợp bị phạt với số tiền rất lớn, nặng hơn là phải ngừng hoạt động vì vi phạm gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường.

Căn cứ pháp lý

  • Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 ngày 23/06/2014. ( Mục 4, chương II )
  • Nghị định 18/2015 NĐ/CP Quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá tác động môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường Ngày 14/02/2015. ( Chương V: điều 18-19 )
  • Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT – Về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường Ngày 29/05/2015. ( Chương VI: điều 32-35, phụ lục 5.1 ).
  • Nghị định số 179/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường Ngày 14/11/2013.

Cam kết bảo vệ môi trường là gì?

  • Đây là một hồ sơ pháp lý ràng buộc trách nhiệm giữa doanh nghiệp đối với cơ quan môi trường và là một quá trình phân tích, đánh giá, dự báo các ảnh hưởng đến môi trường của dự án trong giai đoạn thực hiện và hoạt động của dự án. Từ đó đề xuất các giải pháp thích hợp để bảo vệ môi trường trong từng giai đoạn hoạt động cũng như thi công các công trình.
  • Cam kết bảo vệ môi trường một trong những hồ sơ môi trường quan trọng nhất góp phần vào việc cho phép doanh nghiệp của bạn có được phép hoạt động hay không.
  • Nếu doanh nghiệp không đạt đủ các yêu cầu bảo vệ môi trường nhẹ  sẽ bị phạt với số tiền rất lớn, nặng hơn là phải ngừng hoạt động.

Các đối tượng cần phải cam kết bảo vệ môi trường

– Đối tượng không thuộc Phụ lục II, Phụ lục IV Nghị định 18/2015/NĐ-CP.
– Dự án đầu tư mới, đầu tư mở rộng quy mô, nâng công suất các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phải lập Kế hoạch bảo vệ môi trường.
– Doanh nghiệp đã lập kế  hoạch bảo vệ môi trường phải lập và đăng ký lại bản kế hoạch bảo vệ môi trường trong các trường hợp sau :

  • Không triển khai thực hiện trong thời hạn
  • Thay đổi địa điểm thực hiện

Cơ quan trực tiếp nhận và giải quyết hồ sơ cam kết bảo vệ môi trường

Căn cứ Điều 19 Nghị định 18/2015 NĐ/CP, Trách nhiệm xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường quy định như sau:

– Cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường của :

  • Dự án nằm trên địa bàn 02 huyện trở lên;
  • Dự án trên vùng biển có chất thải đưa vào địa bàn tỉnh xử lý;
  • Dự án có quy mô lớn và có nguy cơ tác động xấu tới môi trường trên địa bàn tỉnh theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.

– Ủy ban nhân dân cấp huyện xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường đối với các đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 18 Nghị định này, trừ các đối tượng quy định tại Điểm a Khoản này;

– Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường đối với phương án đầu tư sản xuất, kinh doanh, dịch vụ quy mô hộ gia đình được Ủy ban nhân dân cấp huyện ủy quyền bằng văn bản;

– Ban quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế thực hiện xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường đối với các dự án đầu tư, phương án đầu tư sản xuất kinh doanh, dịch vụ trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế trong trường hợp được cơ quan có thẩm quyền ủy quyền.

Hồ sơ xin cấp giấy phép cam kết bảo vệ môi trường

Căn cứ Điều 3.3 Chương VI Thông tư  Số 27/2015/TT-BTNMT

– Hồ sơ đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường thuộc thẩm quyền xác nhận đăng ký của Sở Tài nguyên và Môi trường gồm:

  •  Ba (03) bản kế hoạch bảo vệ môi trường với trang bìa và yêu cầu về nội dung thực hiện theo mẫu tương ứng quy định tại các Phụ lục 5.4 và 5.5 Thông tư này;
  • Một (01) báo cáo đầu tư hoặc phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.

– Hồ sơ đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường thuộc thẩm quyền xác nhận đăng ký của Ủy ban nhân dân cấp huyện gồm:

  • Ba (03) bản kế hoạch bảo vệ môi trường với yêu cầu về cấu trúc và nội dung theo mẫu quy định tại Phụ lục 5.6 Thông tư này;
  • Một (01) báo cáo đầu tư hoặc phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của chủ dự án.

– Trường hợp đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường tại cơ quan được ủy quyền, hồ sơ được thực hiện theo quy định tương ứng với hồ sơ đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền.

Không đăng ký cam kết bảo vệ môi trường có sao không?

Theo quy định tại điều 12, Nghị định 179/2013/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường:   

  • Đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh và dịch vụ có quy mô, công suất tương đương với trường hợp phải lập bản cam kết bảo vệ môi trường của các đối tượng không phải lập dự án đầu tư. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi không có bản cam kết bảo vệ môi trường được xác nhận theo quy định.
  • Đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh và dịch vụ có quy mô, công suất tương đương với trường hợp phải lập bản cam kết bảo vệ môi trường của các đối tượng phải lập dự án đầu tư. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi không có bản cam kết bảo vệ môi trường được xác nhận theo quy định.
  • Đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh và dịch vụ có quy mô, công suất tương đương với trường hợp phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường trình Bộ, cơ quan ngang Bộ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt. Phạt tiền từ 200.000.000-250.000.000 đồng đối với hành vi không có bản cam kết bảo vệ môi trường được xác nhận theo quy định.

Như vậy, đối với những doanh nghiệp đã đi vào hoạt động mà không có bản cam kết bảo vệ môi trường sẽ bị xử phạt với số tiền rất lớn, trường hợp nặng hơn là phải ngừng hoạt động.

Do đó, nhằm tạo điều kiện để quá trình kinh doanh, sản xuất của Quý doanh nghiệp được diễn ra suôn sẻ và thuận lợi,  FOSI đã triển khai chương trình tư vấn trọn gói các vấn đề pháp lý cũng như thủ tục xin giấy cam kết bảo vệ môi trường giúp doanh nghiệp nhanh chóng nhận giấy cam kết đủ điều kiện hợp pháp để được phép đi vào hoạt động.

Quy trình xin giấy phép cam kết bảo vệ môi trường:

  1. Tiếp nhận thông tin
  2. Khảo sát đánh giá hiện trường
  3. Đề suất phương án sử lý
  4. Soạn và nộp hồ sơ
  5. Giao giấy xác nhận cam kết cho doanh nghiệp

Khách hàng cung cấp giấy tờ: 
Các giấy tờ cần gửi trước qua email: tuvanbaoho@gmail.com
– Giấy phép knh doanh của công ty
– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất/ Hợp đồng thuê đất
– Sơ đồ vị trí dự án
– Mô tả sơ bộ về quy trình kinh doanh, công suất hoạt động

» Hướng dẫn lập cam kết bảo vệ môi trường

Xin làm thủ tục xin giấy cam kết bảo vệ môi trường: