Mã vạch là gì và có bao nhiêu loại mã vạch.
1. Mã vạch là gì?
Mã vạch còn gọi là Barcode theo định nghĩa là phương pháp lưu trữ và truyền tải thông tin bằng một lọai ký hiệu gọi là ký mã vạch (Barcode symbology). Ký hiệu mã số mã vạch (gọi tắt là mã vạch) là 1 ký hiệu tổ hợp các khoảng trắng và vạch thẳng để biểu diễn các mẫu tự, ký hiệu và các con số. Sự thay đổi trong độ rộng của vạch và khoảng trắng biểu diễn thông tin số hay chữ số dưới dạng mà máy có thể đọc được.
Mã số mã vạch được thu nhận bằng một máy quét mã vạch, là một máy thu nhận hình ảnh của mã vạch in trên các bề mặt và chuyển thông tin chứa trong mã vạch đến máy tính hay các thiết bị cần thông tin này. Nó thường có một nguồn sáng kèm theo thấu kính, để hội tụ ánh sáng lên mã vạch, rồi thu ánh sáng phản xạ về một cảm quang chuyển hóa tín hiệu ánh sáng thành tín hiệu điện. Ngoài ra, nhiều máy quét mã vạch còn có thêm mạch điện tử xử lý tín hiệu thu được từ cảm quang để chuyển thành tín hiệu phù hợp cho kết nối với máy tính.
Có bao nhiêu loại mã vạch?
2. Các loại mã vạch.
Hiện tại, Viện Tiêu chuẩn chất lượng Việt Nam phân loại mã vạch thành hai loại cơ bản sau:
Các loại mã số GS1 gồm:
– Mã địa điểm toàn cầu GLN;
– Mã thương phẩm toàn cầu GTIN;
– Mã conenơ vận chuyển theo xêri SSCC;
– Mã toàn cầu phân định tài sản GRAI & GIAI;
– Mã toàn cầu phân định quan hệ dịch vụ GSRN;
– Mã toàn cầu phân định loại tài liệu GDTI và một số loại mã đặc thù khác;
Các loại mã vạch thể hiện các loại mã số GS1:
– Mã vạch thể hiện mã số thương phẩm toàn cầu: EAN 8, EAN 13, ITF 14;
– Mã vạch thể hiện các loại mã số khác là mã vạch GS1-128;
– Ngoài ra còn có mã giảm diện tích: databar, mã QR (loại mã mày doanh nghiệp tự tạo)
Mỗi loại Mã vạch được thiết kế chỉ để ứng dụng cho một đối tượng đặc thù nên không thể thống nhất thành một được. Để lựa chọn loại mã vạch phù hợp với doanh nghiệp của mình, xin vui lòng liên hệ để được tư vấn đăng ký loại mã vạch.
» Thủ tục đăng ký mã số mã vạch
Tư vấn đăng ký mã số mã vạch: