Cấu tạo mã số mã vạch

Cấu tạo mã số mã vạch để doanh nghiệp mắm bắt cách đọc mã vạch sản phẩm: Để tạo thuận lợi và nâng cao năng suất, hiệu quả trong bán hàng và quản lý kho, quản lý đơn hàng có mã vạch được in trên hàng hoá một loại mã hiệu đặc biệt gọi là mã số mã vạch của hàng hoá.

Các loại mã số thuộc GS1 gồm:

  • Mã địa điểm toàn cầu GLN;
  • Mã thương phẩm toàn cầu GTIN;
  • Mã contennơ vận chuyển theo xêri SSCC;
  • Mã toàn cầu phân định tài sản GRAI & GIAI;
  • Mã toàn cầu phân định quan hệ dịch vụ GSRN;
  • Mã toàn cầu phân định loại tài liệu GDTI ;

Loại mã số mã vạch thông dụng nhất được sử dụng tại Việt Nam và cũng là tiêu chuẩn được các nhà bán lẻ sử dụng đó là mã GTIN-13 (là mã thương phẩm toàn cầu GTIN gồm 13 chữ số).

Cấu tạo mã số thương phẩm toàn cầu GTIN – 13:

Cấu tạo mã số mã vạch

Từ bảng cấu tạo trên, lấy ví dụ: 1 doanh nghiệp đăng ký loại mã doanh nghiệp 9 chữ số thì với mã quốc gia là 893 cố định, doanh nghiệp được cấp 6 chữ số mã doanh nghiệp. Và doanh nghiệp có thể tự ấn định dưới 1000 mã sản phẩm cho 3 chữ số sau đó.

  1. Cấu tạo mã số mã vạch, cách đọc mã vạch và những thông tin cần biết trên mã vạch:

– Cấu tạo Mã số mã vạch của hàng hoá bao gồm hai phần:
Mã số của hàng hoá và Mã vạch là phần thể hiện mã số, bằng vạch để cho máy đọc.

a. Phần mã số của hàng hoá là:
Một dãy con số dùng để phân định hàng hoá, áp dụng trong quá trình luân chuyển hàng hoá từ người sản xuất, qua bán buôn, lưu kho, phân phối, bán lẻ tới người tiêu dùng. Nếu thẻ căn cước giúp ta phân biệt người này với người khác thì mã số hàng hoá là “thẻ căn cước” của hàng hoá, giúp ta phân biệt được nhanh chóng và chính xác các loại hàng hoá khác nhau.

Mã số của hàng hoá có các tính chất sau:
– Nó là con số duy nhất đặc trưng cho hàng hoá. Mỗi loại hàng hoá được nhận diện bởi một dãy số và mỗi dãy số chỉ tương ứng với một loại hàng hoá.
– Bản thân mã số chỉ là một dãy số đại diện cho hàng hoá, không liên quan đến đặc điểm của hàng hoá. Nó không phải là số phân loại hay chất lượng của hàng hoá, trên mã số cũng không có giá cả của hàng hoá.

b. Phần mã vạch của hàng hóa là:
Mã vạch là phần thể hiện bằng vạch để cho máy đọc, tạo thuận lợi cho việc truy xuất các thông tin đơn hàng, nhập xuất dữ liệu hàng hóa, kiểm tra thông tin hàng hóa, xác định lượng hàng bán ra và hàng tồn kho…

Hiện nay, trong thương mại trên toàn thế giới chủ yếu áp dụng hai hệ thống mã số hàng hoá sau:

– Hệ thống EAN (European Article Number) được thiết lập bởi các sáng lập viên là 12 nước châu Âu với tên gọi ban đầu là Hội EAN (European Article Numbering Association), được sử dụng từ năm 1974 ở châu Âu và sau đó phát triển nhanh chóng, được áp dụng ở hầu hết các nước trên thế giới. Chính vì lý do này nên từ năm 1977, EAN trở thành một tổ chức quốc tế với tên gọi EAN quốc tế (EAN International)

– Hệ thống UPC (Universal Product Code) là hệ thống thuộc quyền quản lý của Hội đồng mã thống nhất Mỹ UCC (Uniform Code Council, Inc.), được sử dụng từ năm 1970 và hiện vẫn đang sử dụng ở Mỹ và Canada.

» Thủ tục đăng ký mã số mã vạch

» Lợi ích sử dụng mã số mã vạch