Pháp luật Việt Nam đã khẳng định: “Luật sư có nhiệm vụ bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp cua công dân, bảo vệ pháp chế và chế độ xã hội chủ nghĩa”.
Trong các quy định về nghề nghiệp luật sư, luôn đặt nhiệm vụ bảo vệ quyền lợi của công dân lên hàng đầu. Nhận thức được vai trò đó, luật sư bảo vệ trong các vụ án dân sự là một chế định đặc biệt quan trọng, bởi các va chạm, mâu thuẫn trong dân sự diễn ra hàng ngày và thường xuyên. Nhưng không phải bất cứ tổ chức, cá nhân nào cũng hiểu rõ về pháp luật và biết cách vận dụng tối đa những quy định pháp luật hợp pháp, có lợi để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình với tư cách là đương sự, người liên quan trong vụ án, vụ việc dân sự.
Mời luật sư bảo vệ trong vụ án dân sự được tiến hành khi nào?
Là khi có mâu thuẫn phát sinh giữa cá nhân với cá nhân, cá nhân với tổ chức, tổ chức với tổ chức mà ảnh hưởng hoặc liên quan trực tiếp tới quyền và lợi ích hợp pháp của bản thân. Những thời điểm đó, liên hệ với luật sư để được tư vấn, định hướng và tham gia vào vụ việc để hòa giải hoặc bảo vệ cho các bên tại Tòa án nhân dân là cách nhanh nhất để đảm bảo cho việc giải quyết vấn đề của đương sự, người có liên quan luôn tuân thủ quy định của pháp luật.
Việc đầu tiên là phải liên hệ với văn phòng luật sư hoặc trực tiếp với luật sư mà bản thân người liên hệ có dự định mời. Các liên hệ có thể thông qua nhiều phương tiện thông tin liên lạc cụ thể hoặc trực tiếp gặp gỡ trao đổi.
Sau khi thống nhất tất cả những yêu cầu và khả năng của các bên, luật sư sẽ nhanh chóng hoàn tất thủ tục để tham gia vào giải quyết tranh chấp. Người mời phải viết đơn yêu cầu luật sư bảo vệ hoặc giấy ủy quyền cho luật sư, văn phòng luật sư tham gia giải quyết tranh chấp.
Thủ tục luật sư bảo vệ quyền lợi
Theo quy định tại khoản 2 Điều 27 Luật Luật sư 2006 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2012), khi đề nghị cấp GCNBVQLHP, luật sư chỉ cần “xuất trình Thẻ luật sư và giấy yêu cầu luật sư của khách hàng”. Trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ khi luật sư xuất trình Thẻ luật sư và giấy yêu cầu luật sư của khách hàng, cơ quan tiến hành tố tụng cấp Giấy chứng nhận về việc tham gia tố tụng của luật sư (trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do).
Điểm a khoản 2 Điều 63 Bộ luật Tố tụng dân sự 2004 (sửa đổi, bổ sung năm 2011) (BLTTDS) cũng quy định luật sư tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật về luật sư. Tuy vậy, điểm a khoản 1 Điều 18 Nghị quyết 03/2012/NQ-HĐTP hướng dẫn thi hành phần những quy định chung của BLTTDS quy định thêm luật sư “phải xuất trình cho Tòa án giấy giới thiệu của Văn phòng Luật sư nơi họ là thành viên hoặc có hợp đồng làm việc cử họ tham gia tố tụng tại Tòa án và thẻ Luật sư”. Đây là một số giấy tờ được luật sư trực tiếp thực hiện tại tòa án, cơ quan giải quyết tranh chấp. Còn việc của người mời luật sư chỉ là liên hệ và xác nhận yêu cầu mời luật sư bằng văn bản.
Khi luật sư được cấp Giấy chứng nhận về việc tham gia tố tụng thì xác lập tư cách và địa vị pháp lý của người bảo vệ trong vụ án, vụ việc dân sự. Từ đó có thể tiếp cận ngay với hồ sơ vụ án để tham gia bảo vệ cho thân chủ của mình, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp nhất cho đương sự, người liên quan đã tin tưởng mời luật sư.
theo vicongly.com