Luật sư tranh tụng các vụ án Kinh doanh, Thương mại

Luật sư tranh tụng các vụ án Kinh doanh, Thương mại

I. Luật sư tranh tụng các vụ án Kinh doanh, Thương mại.

– Tại Điều 2 Luật Trọng tài thương mại 2010 qui định như sau:
Điều 2. Thẩm quyền giải quyết các tranh chấp của Trọng tài

  1. Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại.
  2. Tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó ít nhất một bên có hoạt động thương mại.
  3. Tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định được giải quyết bằng Trọng tài.”


Tại Điều 30 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 qui định như sau:
Điều 30. Những tranh chấp về kinh doanh, thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án

  1. Tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận.
  2. Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá nhân, tổ chức với nhau và đều có mục đích lợi nhuận.
  3. Tranh chấp giữa người chưa phải là thành viên công ty nhưng có giao dịch về chuyển nhượng phần vốn góp với công ty, thành viên công ty.
  4. Tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty; tranh chấp giữa công ty với người quản lý trong công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc thành viên Hội đồng quản trị, giám đốc, tổng giám đốc trong công ty cổ phần, giữa các thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, bàn giao tài sản của công ty, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty.
  5. Các tranh chấp khác về kinh doanh, thương mại, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật.”

II. Các giai đoạn luật sư tham gia trong vụ án Kinh doanh, Thương mại.

1. Giai đoạn tiền tố tụng
– Xác định quan hệ phát sinh tranh chấp;
– Xác định đối tượng, phạm vi khởi kiện;
– Xác định chủ thể liên quan vụ việc;
– Thu thập chứng cứ, xác định căn cứ thủ tục tố tụng;
– Tổ chức hoà giải, thương lượng giữa các bên;
– Lập phương án khả thi giải quyết vụ việc của thân chủ
– Soạn thảo, hoàn thiện Hồ sơ khởi kiện;
– Nộp Hồ sơ khởi kiện.

2. Giai đoạn xét xử
– Cung cấp chứng cứ và hoàn thiện Hồ sơ vụ án;
– Soạn thảo đơn, Văn bản cần thiết liên quan tới nội dung tranh chấp;
– Thương lượng, hoà giải trước và trong giai đoạn tố tụng (đối với vụ án Dân sự, Kinh tế, Hôn nhân gia đình …)
– Soạn thảo, gửi Văn bản ý kiến bào chữa, bảo vệ thân chủ;
– Tranh tụng bảo vệ quyền lợi của thân chủ tại phiên Tòa sơ thẩm, phúc thẩm;
– Xác định căn cứ khiếu nại, kháng cáo đối với Bản án sơ thẩm, Quyết định của cơ quan có thẩm quyền;
– Soạn thảo Đơn khiếu nại, Đơn kháng cáo;
– Chuẩn bị Hồ sơ và các tài liệu cần thiết cho các giai đoạn Phúc thẩm, Giám đốc thẩm.
– Nộp đơn yêu cầu thi hành án, hoãn thi hành án …

3. Giai đoạn thi hành án Kinh doanh, Thương mại.
– Tư vấn quy trình thực hiện thi hành án;
– Tư vấn xác minh điều kiện thi hành án;
– Tư vấn phong tỏa tài khoản, tài sản ở nơi gửi giữ;
– Tư vấn tạm giữ tài sản, giấy tờ của đương sự.

» Luật sư tranh tụng các vụ án dân sự

Luật sư tranh tụng các vụ án Kinh doanh, Thương mại: