Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam có địa chỉ 384-386, đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội, là Cơ quan trực thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước và đảm bảo các hoạt động sự nghiệp về sở hữu trí tuệ
Nghị định quy định tại Điều 1 và khoản 6 Điều 2 Nghị định số 54/2003/NĐ-CP ngày 19 tháng 5 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ, được sửa đổi, bổ sung tại Điều 1 khoản 3 Nghị định số 28/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 01 năm 2004 của Chính phủ sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 54/2003/NĐ-CP.
Download: Nghị định số 28/2004/NĐ-CP
Download: Nghị định số 54/2003/NĐ-CP
Cục Sở hữu trí tuệ (Cục SHTT) có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước hoặc Ngân hàng để hoạt động và giao dịch theo quy định của pháp luật.
Trong giao dịch quốc tế, Cục Sở hữu trí tuệ có tên tiếng Anh là “National Office of Intellectual Property of Vietnam”, viết tắt là “NOIP”. có trang web noip.gov.vn
Cục SHTT có trụ sở chính đặt tại Hà Nội và có thể có Văn phòng đại diện tại một số địa phương, hiện tại Cục Sở Hữu Trí Tuệ có văn phòng đại diện tại Đà Nẵng và Cục Sở hữu trí tuệ Thành phố Hồ Chí Minh.
Về nhiệm vụ và quyền hạn của Cục Sở Hữu Trí Tuệ như sau:
1. Xây dựng trình Bộ trưởng chiến lược, quy hoạch phát triển, kế hoạch dài hạn, 5 năm và hàng năm, các chương trình, dự án liên quan đến sự phát triển của hệ thống sở hữu trí tuệ trong phạm vi cả nước;
2. Cục SHTT Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan xây dựng để Bộ trưởng trình các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật, các cơ chế, chính sách liên quan đến sở hữu trí tuệ;
3. Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án về sở hữu trí tuệ sau khi được ban hành hoặc phê duyệt;
4. Cục SHTT Phối hợp với các cơ quan có liên quan thực hiện việc kiểm tra các văn bản, quy định do các Bộ, ngành, địa phương ban hành để kiến nghị cấp có thẩm quyền về việc sửa đổi, đình chỉ hoặc huỷ bỏ các quy định trái pháp luật về sở hữu trí tuệ;
5. Ban hành các tài liệu hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về sở hữu trí tuệ, xây dựng trình Bộ trưởng ban hành các biểu mẫu, chứng chỉ, văn bằng bảo hộ, quy chế, tiêu chuẩn liên quan đến việc đăng ký xác lập các quyền sở hữu công nghiệp cũng như các đối tượng sở hữu trí tuệ khác phù hợp với các quy định của pháp luật;
6. Thực hiện các thủ tục xác lập quyền sở hữu công nghiệp theo quy định của pháp luật;
7. Thực hiện các thủ tục duy trì, gia hạn, sửa đổi, chuyển nhượng liên quan đến các quyền sở hữu công nghiệp theo quy định của pháp luật;
8. Thực hiện theo thẩm quyền các biện pháp bảo vệ quyền lợi hợp pháp của Nhà nước, tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ; phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan thi hành các biện pháp nhằm bảo vệ các quyền sở hữu trí tuệ và bảo đảm các quy định pháp luật về sở hữu trí tuệ được thi hành nghiêm chỉnh;
9. Chỉ đạo nghiệp vụ sở hữu trí tuệ cho các cơ quan quản lý sở hữu trí tuệ thuộc các Bộ, ngành, địa phương và cơ sở;
10. Hướng dẫn, kiểm tra việc thi hành pháp luật về sở hữu trí tuệ của các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo phân công của Bộ trưởng;
11. Xây dựng trình Bộ trưởng các biện pháp nhằm đẩy mạnh các hoạt động sáng kiến, sáng tạo trong phạm vi toàn quốc; tổ chức thực hiện các hoạt động liên quan đến sáng kiến, sáng tạo theo phân công của Bộ trưởng;
12. Phối hợp thực hiện các hoạt động hợp tác quốc tế về sở hữu trí tuệ; tham gia xây dựng, đàm phán để ký kết, gia nhập các điều ước quốc tế, các tổ chức quốc tế về sở hữu trí tuệ;
13. Xây dựng, quản lý và tổ chức khai thác cơ sở dữ liệu thông tin sở hữu trí tuệ; bảo đảm thông tin sở hữu trí tuệ phục vụ các hoạt động quản lý nhà nước, chuyên môn, nghiệp vụ, nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, sản xuất, kinh doanh; công bố các thông tin liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ được bảo hộ tại Việt Nam;
14. Phối hợp với các cơ quan có liên quan tiến hành các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về sở hữu trí tuệ;
15. Tổ chức thực hiện công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học về sở hữu trí tuệ;
16. Kiểm tra các hoạt động chuyên môn và việc thực hiện các quy định pháp luật của các hội, tổ chức phi chính phủ về sở hữu trí tuệ theo phân công của Bộ trưởng; tiếp nhận, xử lý các kiến nghị và đề xuất biện pháp xử lý các vi phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ của các tổ chức đó nhằm hoàn thiện và phát triển hoạt động sở hữu trí tuệ;
17. Trong phạm vi được uỷ quyền, giải quyết hoặc tham gia giải quyết các tranh chấp về sở hữu trí tuệ; tiến hành các hoạt động thẩm định, giám định pháp lý phục vụ việc giải quyết các tranh chấp vi phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ;
18. Quản lý về tổ chức, cán bộ, công chức, viên chức, tài sản, hồ sơ, tài liệu của Cục theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ trưởng;
19. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng giao.
Quan hệ giữa Cục Sở hữu trí tuệ và các đại diện sở hữu công nghiệp.
Trên đây là chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ. là dịch vụ giúp doanh nghiệp nộp đơn tại Cục Sở Hữu Trí Tuệ, giúp các đơn đăng ký nhãn hiệu, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp… được xử lý nhanh chóng và kịp thời.