Kích thước mã số mã vạch in trên bao bì sản phẩm. Bao gồm loại mã, cỡ kích thước mã vạch, vị trí sử dụng mã, loại hình sử dụng cho từng hình thức khác nhau khi áp mã số mã vạch cho sản phẩm
6. Ghi mã vạch sản phẩm (thương phẩm).
6.1. Đặc tính của mã vạch
Có một số phương pháp để áp dụng mã vạch trên một vật phẩm:
■ Tích hợp mã vạch vào thiết kế bao bì
■ In trực tiếp trên bao bì
■ Đóng dấu nhãn trước khi in
6.1.1. Cỡ
Có thể in mã vạch với các cỡ khác nhau. Cỡ mã vạch được lựa chọn tùy theo môi trường quét và điều kiện in. Mã vạch có thể in nhỏ nếu chất lượng in tốt cùng với bề mặt in tốt. Không thể tùy tiện chọn cỡ mã vạch để hợp với một chỗ có sẵn trên bao bì.
Với mỗi loại mã vạch cỡ tối thiều và tối đa rất khác nhau. Với kiểu in trực tiếp cỡ mã vạch sẽ được quyết định sau khi in thử. Thiết bị tạo mã vạch bằng các điểm hoặc chấm không thể tạo được mã vạch với mọi cỡ.
Một yếu tố khác cần được xét đến khi quyết định cỡ mã vạch là môi trường nó được quét. Mã vạch dự định dùng cho bán lẻ có thể nhỏ nếu chất lượng in cho phép, trong khi đó mã vạch dự định dùng cho nhà kho lại càng lớn càng tốt để cho phép quét từ khoảng cách tương đối xa, ví dụ từ trên một máy đặt trên xe nâng hàng.
Trước năm 1999, cỡ mã vạch trong hệ thống GS1 thể hiện bằng hệ số phóng đại (hệ số nhân của giá trị chiều rộng và chiều cao theo lý thuyết). Nó cho một hệ số cố định giữa kích thước X của một mã vạch (tức là yếu tố hẹp nhất) và chiều cao của nó, điều này không đúng đối với một số mã vạch.
Do một số lý do, thuật ngữ hệ số phóng đại đã bị bỏ đi khỏi Quy định kỹ thuật chung GS1, và cỡ mã vạch đã được xác định bằng cách đặt kích thước X tối thiểu, đích và tối đa cho mỗi loại mã vạch phụ thuộc vào ứng dụng trong đó mã vạch được dùng. Chiều cao tối thiểu của mã vạch quy định riêng. Nhưng cần chú ý rằng chiều cao mã vạch tăng thêm sẽ làm tăng tỷ lệ quét. Kích thước cho tất cả các mã vạch GS1 được quy định trong Quy định kỹ thuật chung GS1, Bảng quy định kỹ thuật mã vạch hệ thống GS1.
Nhưng do quy định kỹ thuật cũ, một số thiết bị in mã vạch GS1 vẫn dùng hệ số phóng đại để định cỡ cho mã vạch. Vì vậy trong phần 6.2, Mã vạch dùng trong hệ thống GS1, phương pháp hệ số phóng đại vẫn còn được dùng, cùng với cỡ tối đa và tối thiểu của mỗi mã vạch (bao gồm cả chiều cao max và min).
6.1.2. Các vùng trống
Tất cả các loại mã vạch đều phải có vùng trống trước vạch đầu tiên và sau vạch cuối cùng.
Vùng trống này đặc biệt quan trọng và phải tuân thủ. Cỡ của diện tích vùng trống khác nhau phụ thuộc vào cỡ của mã vạch và loại mã vạch. Bất kỳ cái gì in vào vùng trống này cũng cản trở việc đọc mã vạch.
6.1.3. Màu sắc và độ tương phản
Máy quét làm việc bằng cách đo độ phản xạ. Cần có độ tương phản thỏa đáng giữa các vạch tối và vạch sáng của mã vạch. Cần có mật độ mực in thỏa đáng ở các vạch để không gây ra những lỗ trống.
Các máy quét điển hình dùng một chùm ánh sáng đỏ. Độ tương phản thỏa mãn mắt người đọc cũng có thể thỏa mãn các máy quét.
Mã vạch có thể được in với các màu khác nhau. Nói chung là các màu sáng bao gồm cả đỏ và da cam phù hợp với vạch sáng và vùng trống. Các màu tối bao gồm đen, xanh, xanh da trời là thích hợp với các vạch. Các màu hỗn hợp không phù hợp để in mã vạch. Tốt nhấn là dùng màu đơn.
Các chất nền bóng láng có thể làm thay đổi độ phản xạ và cần kiểm tra trước khi in. Chất phủ trong suốt cũng có thể làm giảm độ tương phản và cần phải kiểm tra bao bì sau khi được làm hoàn chỉnh nếu chúng được bọc.
6.1.4. Chất lượng in
Các điều kiện in cần được kiểm tra thường xuyên trong suốt quá trình in để đảm bảo chúng không bị biến đổi sau khi đã đánh giá ban đầu. Có nhiều công cụ để đánh giá chất lượng mã vạch. Tổ chức thành viên GS1 của bạn có thể tư vấn cho bạn về chuyên này. Cũng có thể dùng cách kiểm tra đơn giản bằng mắt. Ví dụ như in các chữ H với các kích thước đã cho bên trong vạch viền của mã vạch ITF-14.
Hướng in mã vạch phải được tính đến trong khi in. Ví dụ, dùng quá trình in bằng ống mềm,hướng in rất quan trọng, bởi vì khi in kiểu này mực in bị “dãn rộng” ra. Nếu in li-tô thì hiện tượng này không đáng kể. Trong mọi trường hợp cần phải tư vấn cho nhà in.
Để có thêm thông tin về chất lượng in hãy tham khảo Quy định kỹ thuật chung GS1 và sách “Kiểm định mã vạch tuyến tính GS1”, có sẵn tại: www.gs1.org/docs/barcodes/GS1_Bar_Code_Verification.pdf
6.1.5. Hướng dẫn vị trí đặt mã
Năng suất và độ chính xác quét tăng lên rõ rệt nếu mã vạch có vị trí thích hợp. Vị trí đặt mã vạch làm tăng năng suất trong mọi môi trường quét.
6.1.5.1. Hướng dẫn vị trí mã vạch cho sản phẩm bán lẻ
Mã vạch bao gồm cả chữ số cho người đọc (số phân định) cần phải được nhìn thấy rõ, không bị cản trở bởi bất kỳ cái gì khi quét.
Không cho phép hai mã vạch mã hóa hai GTIN khác nhau trên một bao bì. Điều này liên quan tới loại vật phẩm đóng gói nhiều cá thể, nhất là gói bằng chất liệu trong suốt. Vì vậy bao bì gói nhiều cá thể phải có một GTIN riêng, khác với mã vạch bên trong.
Hình 6–1 Ví dụ về GTIN trên bao gói nhiều cá thể
Nếu vật phẩm được gói một cách ngẫu nhiên, mã vạch cần được in vài lần trên gói. Điều này đảm bảo luôn luôn có một mã vạch đầy đủ được trông thấy.
Hình 6–2 Ví dụ về GTIN bao gói ngẫu nhiên
Quét kết quả nhất khi mã vạch được in trên bề mặt bằng phẳng. Tránh in gần các góc, cạnh, chỗ có thể bị che khuất hoặc dán đè lên.
Hình 6–3 Ví dụ về bề mặt in mã vạch không đúng
Đôi khi hình dáng không đều của bao bì ngăn cản việc tiếp xúc phẳng của mã vạch với mặt quét của máy quét dạng khe. Điều này hay xảy ra với các vật phẩm dạng tấm mỏng, phồng hoặc lõm.
Hình 6–4 Ví dụ về mã vạch trên bề mặt
Trên các sản phẩm hình trụ, khi hướng in cho phép, nói chung mã vạch nên in có vạch vuông góc với trục hình trụ (kiểu bậc thang), khi ấy đường quét của mã vạch gần như trên một đường thẳng. Điều này liên quan đến các vấn đề về độ cong của bề mặt như trong các lon hoặc chai. Hướng kiểu bậc thang là bắt buộc đối với các mặt cong có bán kính nhỏ.
Hình 6-5 Ví dụ về mặt mã vạch hình trụ
Vị trí ưu tiên của mã vạch là trên góc phần tư phía dưới bên phải của mặt sau, cân nhắc đến vùng trống quanh mã vạch và qui tắc góc. Vị trí khác có thể chọn là phần dưới phía kia của bao bì.
Hình 6-6 Mã vạch trên góc phần tư phía dưới bên phải
Quy tắc cạnh: Mã vạch không được gần quá 8 mm và không được xa quá 100 mm tính từ các cạnh của bao bì.
6.1.5.2. Hướng dẫn vị trí của mã vạch trên sản phẩm không bán lẻ
Yêu cầu tối thiểu là phải đặt ít nhất một mã vạch trên mỗi sản phẩm hoặc đơn vị hậu cần. Nhưng tốt nhất trong thực tế là đặt 2 nhãn trên hai mặt kề nhau của sản phẩm đóng gói để vận chuyển.
Trên thùng cac-ton hoặc hộp ngoài
Cạnh dưới của vạch cần đặt cách mặt đáy tự nhiên của vật phẩm 32 mm. Mã vạch bao gồm cả vùng trống phải đặt cách cạnh thẳng đứng ít nhất 19 mm. Khi dùng mã vạch ITF-14, đường viền bên trái hoặc bên phải của mã vạch phải cách cạnh thẳng đứng của vật phẩm tối thiểu 19 mm.
Hình 6-7 Mã vạch trên thùng cac-ton hoặc hộp ngoài
Trên pa-let
Nhãn của pa-lét cần đặt sao cho toàn bộ mã vạch nằm trên chiều cao giữa 400 mm đến 800 mm tính từ mặt đáy pa-let, và cách cạnh thẳng đứng không gần hơn 50 mm.
Hình 6–8 Mã vạch trên pa-let
Trên các khay và hộp nông
Nếu chiều cao của hộp hoặc khay nhỏ hơn 50 mm và không thể in mã vạch với đầy đủ chiều cao có cả phần diễn dịch người đọc dưới các vạch hoặc nếu kết cấu của đơn vị không cho phép in đầy đủ chiều cao mã vạch, thì có thể xem xét các lựa chọn dưới đây:
- Đặt phần diễn dịch người đọc bên trái mã vạch, bên ngoài vùng trống bắt buộc.
Hình 6-9 Mã vạch trên các khay và hộp nông
- Khi chiều cao của đơn vị nhỏ hơn 32 mm, mã vạch có thể đặt trên đỉnh của bao bì. Mã vạch cần đặt sao cho vạch vuông góc với mặt ngắn nhất, cách các cạnh không gần hơn 19 mm.
6.2. Các loại mã vạch dùng trong hệ thống GS1
6.2.1. Mã vạch EAN/UPC
Các sản phẩm bán ở các điểm bán lẻ phải được ghi một trong những mã vạch EAN/UPC: EAN-13, UPC-A, EAN-8 hoặc UPC-E. Cũng có thể dùng các mã vạch này trên các sản phẩm không bán lẻ.
Nếu điều kiện in và/hoặc chất lượng bề mặt không cho phép in mã vạch trực tiếp trên bao bì, mã vạch có